I. Sơn epoxy kháng hóa chất là gì?
Sơn epoxy kháng hóa chất là dòng vật liệu 2 thành phần bao gồm chất đóng rắn và chất tạo màu thường có nguồn gốc từ nhựa epoxy hay epoxy resin tùy theo sản phẩm của các hãng sản xuất sơn khác nhau. Sơn epoxy kháng hóa chất với công dụng cơ bản như chống bám bẩn, cho bề mặt láng bóng, chịu tải trọng cao, chống thấm… Chính vì thế nó là loại sơn epoxy được sản xuất để ứng dụng vào những công trình thường xuyên chịu tác động của acid và các hóa chất ăn mòn khác nhằm bảo vệ bề mặt vật liệu được sơn phủ.
II. Sơn epoxy kháng hóa chất có những dạng nào?
2.1 Sơn epoxy kháng hóa chất dạng phủ
Loại sơn này được cấu tạo từ các thành phần chính như epoxy, chất đông cứng, nguyên liệu màu… để tạo nên một lớp sơn phủ có khả năng chống ăn mòn cao. Công dụng chính của loại sơn epoxy này là tạo độ kết dính chống ăn mòn, ngăn quá trình gỉ sét, tạo độ cứng, chịu ma sát hiệu quả, kháng nước, kháng muối, dầu mỡ cùng nhiều các dung môi khác…
2.2 Sơn epoxy kháng hóa chất tự san phẳng
Cấu tạo của loại sơn này đó là keo epoxy, chất đông cứng, nguyên liệu kháng kiềm và axit. Là loại sơn không gây độc hại cho môi trường, thi công hoặc sử dụng nên rất được ưa chuộng. Lớp sơn này tạo nên sự dẻo dai, độ cứng cao, chịu ma sát tốt. Đặc biệt rất đa dạng về mẫu mã do đó được ứng dụng nhiều trong các công trình hiện đại để đảm bảo chất lượng và độ thẩm mỹ.
2.3 Đặc tính
- Khả năng kháng hóa chất, kháng khuẩn tốt
- Làm sạch hoá chất công nghiệp
- Tính năng chống trơn trượt, chống thấm
- Khả năng chịu lực và chống mài mòn cực tốt bảo vệ cho sàn bê tông
- Tính vệ sinh và dễ làm sạch
III. Ứng dụng sơn Epoxy kháng hóa chất trong thực tế
Sơn epoxy kháng hóa chất được thiết kế dành cho các khu vực:
- Sàn nhà máy sản xuất thực phẩm, nước giải khát, ngành dược phẩm...
- Sàn nhà máy thí nghiệm, sản xuất hóa chất, sản xuất linh kiện điện tử ...
- Sàn nhà máy sản xuất phẩm màu, dệt may..
- Phòng sạch
- Bể chứa nước và chứa hóa chất
- Các công trình nhà xưởng thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại hoá chất gây ăn mòn sàn bê tông
IV. Quy trình thi công sơn Epoxy kháng hóa chất
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị bề mặt
– Mài sàn bằng máy mài công nghiệp mục đích tạo nhám và liên kết chặt chẽ với sàn bê tông
– Sử dụng máy hút bụi thổi sạch lớp bụi bẩn và tạp chất
– Dán keo định vị các vị trí tiếp giáp các khu vực không sơn
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Lăn đều lớp sơn lót lên bề mặt sàn bê tông bằng dụng cụ chuyên dụng. Sơn lót có độ thẩm thấu và bám dính tốt với sàn bê tông nhằm tạo bề mặt sạch bụi bẩn
Bước 3: Thi công lớp bả tràn kỹ thuật
Kiểm tra sơ bộ bề mặt nền. Nếu xuất hiện nhiều khuyết tật thì tiến hành bả tràn toàn bộ bề mặt để đảm bảo lấp toàn bộ lỗ nhỏ trên nền. Lớp bả tràn là lớp sơn màu, thường là cùng màu và cùng loại với lớp sơn phủ. Khi thi công cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn, sau đó lăn đều sơn lên bề mặt bê tông.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Đây là lớp sơn hoàn thiện bề mặt nó quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, để thi công sơn epoxy hoàn thiện phải theo định mức và tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra.
Bước 5: Công tác vệ sinh trước khi nghiệm thu bàn giao
Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi thi công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật… Trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
Nếu bạn có công trình cần thi công, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số Hotline: 0962.855.339
Chúng tôi không ngại đường xa để tới tận công trình của bạn. Mục đích của chúng tôi thấy được nền sàn của bạn như thế nào khi đó chúng tôi sẽ tư vấn kỹ hơn khi trao đổi qua điện thoại. Sau khi khảo sát bạn không chọn dịch vụ của chúng tôi cũng không sao chúng tôi rất vui vẻ và quan trọng hơn để biết được mình được tích lũy thêm kinh nghiệm.
Tổng Kho Sơn - tongkhoson.com sẵn sàng tư vấn cho bạn để chọn lựa màu sắc, chủng loại, giá cả, thời gian thi công, vv….