Cách xử lý chống thấm trần bê tông, trần nhà bị nứt
Hiện nay, không chỉ các công trình nhà cao tầng như chung cư, bệnh viện, trường học mà ngay cả các công trình nhà dân cũng xảy ra hiện tượng trần nhà bị nứt gây nên ẩm mốc khó chịu.
Vậy nguyên nhân là do đâu và xử lý bằng cách nào là hiệu quả nhất
I. Nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt trần bê tông, trần nhà
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ tường trần bị nứt dột và phải dùng đến sơn chống thấm hoặc vật liệu chống thấm, một trong số nguyên nhân phải kể đến.
1.1. Ảnh hưởng của khí hậu
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta thì kết cấu bê tông cốt thép thường xuyên bị giãn nở. Nếu trong quá trình thiết kế cũng như xây dựng sự giãn nở này không được tính toán chính xác sẽ làm cho ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông dẫn tới hiện tượng rạn nứt.
1.2. Đọng nước trên mái
Do đặt đường ống thoát nước sai hoặc thiết kế mái bằng không có độ dốc làm cho nước mưa không thể thoát hết, ứ đọng lại trên mái ngấm dần vào phá vỡ kết cấu bê tông gây nên hiện tượng nứt trần
1.3. Lún móng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nứt trần
II. Cách sơn chống thấm trần nhà, trần bê tông bị nứt
Phụ thuộc vào độ rộng cũng như mức độ nứt mà có các cách xử lý vết nứt khác nhau. Hiện nay các thợ thi công sơn chống thấm chuyên nghiệp thường xử dụng một trong hai phương pháp
- Xử lý vết nứt bằng máy bơm keo Epoxy áp lực cao
- Xử lý vết nứt bằng hệ thống xi lanh để bơm keo Epoxy
Hai phương pháp này đều có khả năng bịt kín vết nứt gia cố lại bê tông để đạt cường độ như ban đầu. Hãy cùng Tổng kho sơn chúng tôi tìm hiểu cụ thể về hai loại phương pháp này
2.1. Phương pháp xử lý vết nứt bằng máy bơm keo Epoxy áp lực cao
( Đây là phương pháp có thể xử lý triệt để các vết nứt lớn tuy nhiên thời gian thi công lại khá lâu và tốn nhiều nhân công dẫn đến giá thành cao hơn các phương pháp khác)
2.1.1. Điều kiện áp dụng:
- Các vết nứt rạn nhỏ, độ rộng các vết nứt > 0,5 mm, độ dày sàn bê tông >= 30 cm.
- Các vết nứt liên quan tới kết cấu (thường là các vết nứt gãy lớn) như lún nứt đất nền, rung đập kết cấu, lún do tải trọng.
2.1.2. Dụng cụ thi công:
Để thi công theo phương pháp này thì cần chuẩn bị :
- Bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy mài, máy thổi bụi, kim bơm keo, phễu rót, máy khoan….
- Và một dụng cụ không thể thiếu đó là Máy bơm keo epoxy áp lực cao Hawa - 600, áp lực bơm là 10.000 PSI (tương đương 700Kg/cm2)
2.1.3. Chuẩn bị vật liệu:
Cần vật liệu chính, đó là:
- Epoxy Sikadur 752 dùng để bơm vào vết nứt
>> Thông số kỹ thuật của keo epoxy Sikadur 752
2.1.4. Tiến hành thi công xử lý chống thấm trần:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
- Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
- Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
- Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.
Bước 2: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo
- Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 - 20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
- Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
- Trám keo SL 1401 dọc theo vết nứt (như đã nói ở trên việc làm này sẽ ngăn keo không bị chảy khi bơm).
- Chờ khoảng 30 phút cho keo khô thì tiến hành bơm keo.
Bước 3: Bơm keo Epoxy chống thấm
(Đây là loại keo hai thành phần tùy vào từng dòng sản phẩm mà có cách pha trộn khác nhau. Xem kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì)
- Trộn hai thành phần với nhau theo đúng tỷ lệ. Gắn máy bơm vào kim bơm
- Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
- Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
- Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.
>> Thông số kỹ thuật phụ gia chống thấm Sika latex
Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.
2.2. Phương pháp xử lý vết nứt bằng hệ thống xi lanh
(Phương pháp này thì keo sẽ vào đều, từ từ hơn so với phương pháp bơm bằng máy bơm áp lực)
2.2.1. Điều kiện áp dụng:
Thông thường đây là phương pháp áp dụng cho các vết nứt nhỏ
2.2.2. Vật liệu sử dụng:
Cũng giống như phương pháp bơm bằng máy áp lực. Phương pháp bơm xi lanh cũng cần hai loại vật liệu chính là Keo epoxy SL 1400 (hoặc Epoxy Sikadur 752) và Keo trám SL 1401.
2.2.3. Cách xử lý vết nứt trần bằng phương pháp xi lanh:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt vết nứt, nếu trần nhà có trát vữa thì phải đục tẩy hết lớp vữa trát đó ra, sau đó kiểm tra kích thước của vết nứt bằng thước đo.
Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xi lanh, các vị trí cách nhau khoảng 15 đến 20cm.
Bước 3: Đặt bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu, sử dụng keo Epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa. Sau đó trám dọc vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo SL 1401 nhằm mục đích để keo Epoxy không bị chảy ra ngoài sau khi bơm.
Bước 4: Sau khi kiểm tra bề mặt keo Epoxy SL 1401 đã khô chúng ta bắt đầu tiến hành gắn xi lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo SL 1400 (hoặc Epoxy Sikadur 752) vào.
Mẹo nhỏ: Để quá trình bơm không bị dán đoạn thì trước khi bơm cần chuẩn bị nhiều xi lanh chứa keo Epoxy khác nhau bơm vào liên tục cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Có thể dùng dây cao su bổ trợ để tăng áp lực trong quá trình bơm.
Bước 5: Sau khoảng 3 đến 4 tiếng dung dịch keo Epoxy đã đông cứng tiến hành rút xi lanh. Tiếp đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt, thổi sạch và bàn giao mặt bằng.
III. Kết luận!
Trên đây là hai cách xử lý sơn chống thấm trần nhà, trần bê tông bị nứt. Quý khách cần tư vấn thêm về kỹ thuật cũng như muốn tham khảo báo giá các sản phẩm sơn chống thấm cần dùng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Tongkhoson.com chuyên cung cấp các dòng sơn chống thấm, keo chống thấm cũng như thi công các công trình cần chống thấm lớn nhỏ. Sản phẩm chúng tôi mang đến luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Hãy đến với tongkhoson.com để được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất cho bạn.