Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình đạt chuẩn


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Kỹ thuật thi công sơn

 

Sơn tĩnh điện là phương pháp được nhiều khách hàng, chủ đầu tư ưa chuộng để tạo sự bảo vệ cho nhôm chống lại sự ăn mòn, ảnh hưởng của thời tiết và môi trường. Để tạo nên chất lượng và mang lại hiệu quả tốt nhất thì Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình cần thực hiện kỹ lưỡng, tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm từ thợ sơn. Để có lớp sơn đạt chuẩn, mang đến những sản phẩm chất lượng nhất.

I. Sơn tĩnh điện nhôm là gì? Cách thức thực hiện

Sơn tĩnh điện nhôm là công nghệ sơn phổ biến hiện nay để tạo màu cho thanh nhôm bằng hạt bột khô, bám lên bề mặt thanh nhôm và được tác động bằng lực tĩnh điện. Hiện nay, đây là phương pháp được nhiều nhà máy sử dụng vì tính kinh tế, chất lượng, phù hợp thị hiếu của nhiều công trình xây dựng.

Sơn tĩnh điện nhôm là gì? Cách thức thực hiện

Hiện nay có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:

  • Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox, …
  • Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm nhựa gỗ, …

Công nghệ sơn tĩnh điện trên nhôm sẽ được thực hiện bằng hệ thống phun bột trong buồng phun, có hiệu suất cao hơn so với phun sơn dung môi hoặc sơn nước được sử dụng rộng rãi hiện nay. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sản phẩm có thể được thu hồi, tái sử dụng đến trên 90%. So với các kỹ thuật phun sơn ướt, phun bột tĩnh điện đạt được độ bao phủ lớn hơn. Vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết nhôm dù không trực diện với súng phun.

Trong quá trình sơn, bột sơn tĩnh điện được tích điện dương, bề mặt kim loại được tích điện âm. Vì vậy, lớp sơn mang lại chất lượng luôn đồng đều và gắn chặt với bề mặt nhôm. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn có độ bám dính rất tốt và bền, bột sơn được rải đều quanh bề mặt vật liệu, kể cả các khu vực bị khuất, tạo nên lớp phủ bề mặt bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Các loại sơn tĩnh điện và ứng dụng của sơn tĩnh điện

II. Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình đạt chuẩn

Để có quy trình sơn tĩnh điện nhôm đạt chuẩn và mang lại hiệu quả cao nhất. Trước tiên cần phải kiểm tra và đảm bảo sản phẩm sơn tĩnh điện chính hãng, là loại có chất lượng tốt.

  • Kiểm tra bề mặt sơn, chất lượng sơn theo cách đo độ dày sơn theo chuẩn ENISO 2360 tại 5 vị trí khác nhau. Thanh nhôm đạt chuẩn phải có giá trị trung bình lớn hơn giá trị tối thiểu được quy định và không có giá trị nào nhỏ hơn 80% giá trị tối thiểu.
  • Kiểm tra độ bám dính bề mặt sơn tĩnh điện theo chuẩn EN ISO 2409.
  • Kiểm tra độ va đập của lớp bám dính màng sơn theo tiêu chuẩn EN ISO 6272, ASTM D2794.
  • Kiểm tra độ dẻo của màng sơn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 1519 để đảm bảo bề mặt sơn không bị rạn, nứt, bong tróc khi bị uốn cong
  • Thời gian bảo hành sơn tĩnh điện theo tiêu chuẩn Qualicoat Class 3 (châu Âu) và AAMA 2605 (Mỹ).

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm gồm có các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt nhôm

Xử lý bề mặt vật liệu nhôm trước khi sơn tĩnh điện có tác dụng làm sạch bề mặt, tạo nền tảng cho lớp sơn bám dính bền chắc hơn. Nếu bề mặt sản phẩm bị bám bẩn trong đó có dầu mỡ, sạn bụi, mạt nhôm mà không làm sạch, vẫn đưa vào sơn thì bề mặt sau sơn sẽ bị sạm, rỗ, nổ, bong sơn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Do đó, trước khi sơn bắt buộc phải xử lý làm sạch bề mặt.

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm

Xử lý hóa chất: thường diễn ra trong hệ thống các bể nhúng hoặc hệ thống các buồng phun. Bề mặt sản phẩm được làm sạch bằng chất tẩy rửa có tính kiềm, axit hoặc trung tính. Các hóa chất tiền xử lý thường được sử dụng nhất trong sơn tĩnh điện là phốt phát sắt đối với sản phẩm thép, phốt phát kẽm cho sản phẩm mạ kẽm và phốt phát crom hoặc xử lý không crom cho sản phẩm nhôm.

  • Sau khi hoàn tất quy trình tiền xử lý bằng hóa chất, hàng thô được sấy khô để đảm bảo độ bám dính của bột sơn và bề mặt, làm nguội và sẵn sàng bàn giao sang phân xưởng sơn để được phun sơn tĩnh điện.

Xử lý cơ học: Có thể xử dụng phương pháp bằng cát haowjc phun bắn.  Với phương pháp này, không khí tốc độ cao được sử dụng để đẩy cát, sạn hoặc thép bắn về phía bề mặt sản phẩm giúp bề mặt có tính liên kết tốt, tăng khả năng bám dính của lớp sơn tĩnh điện. Làm sạch cơ học đặc biệt hữu ích để loại bỏ các chất bẩn vô cơ như rỉ sét, cáu cặn.

  • Quy trình tiền xử lý cơ học được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa chất. Tiền xử lý cơ học tạo ra bề mặt có tính liên kết tốt, tuy nhiên cần phủ một lớp sơn lót thích hợp để bổ sung thêm lớp bảo vệ chống ăn mòn cho bề mặt.

>>> THAM KHẢO THÊM: Quy trình sơn tĩnh điện cho inox

Bước 2: Quy trình sơn tĩnh điện nhôm

Đưa sản phẩm nhôm sau khi khô vào buồng phun để thực hiện quy trình sơn tĩnh điện. Sử dụng súng phun tĩnh điện kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, hệ thống phân phối bột, buồng hấp bằng tia hồng ngoại.

  • Hệ thống thu hồi bột cũng được sử dụng để bảo vệ khu vực thi công và thu gom lượng bột dư thừa nhằm tái sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Hệ thống phân phối bột gồm thùng chứa bột hoặc phễu nạp liệu và thiết bị vận chuyển hỗn hợp bột và không khí qua các ống mềm hoặc ống nạp. Hơn nữa hệ thống cũng lắp đặt một số phễu cấp liệu rung để giúp ngăn bột vón cục hoặc vón trong khi vận chuyển qua các ống.

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm đạt chuẩn

Súng phun, được dùng để kiểm soát mật độ bột phun thông qua thiết bị thủ công (cầm tay) hoặc tự động (được gắn vào một giá đỡ cố định hoặc một pittông hay thiết bị khác) và đa dạng về loại hình. Tay súng sơn đặt vuông góc với sản phẩm cần được sơn. Khoảng cách từ súng sơn tới sản phẩm sơn là 10 đến 15 cm đối với phun tay, và 20 đến 25 cm đối với súng phun tự động.

Bước 3: Quy trình sấy khô

  • Khi sản phẩm hoàn thành giai đoạn phun sơn cũng là lúc chúng được tự động chuyển vào lò sấy. Sản phẩm sẽ được sấy trong khoảng 10 phút dưới nhiệt độ từ 200-215oC đối với tất cả các loại sơn ( đối với sơn phủ vân gỗ nhiệt độ sẽ là 215-230oC).
  • Lò sấy có nguồn nhiệt chính từ bếp tia hồng ngoại hoặc được đốt bằng khí Gas và phải được kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ thường xuyên.

Bước 4: Kiểm tra và đóng gói

Bằng việc thực hiện quy trình sơn tĩnh điện hợp lý, đúng tiêu chuẩn trên, công việc kiểm tra  sẽ thuận tiện hơn. Với hệ thống sơn tĩnh điện tự động hóa sẽ gia tăng hiệu suất vận hành, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và diện tích sản xuất.

Kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm lỗi, chỉ đóng gói, dán tem nhãn những sản phẩm đạt chuẩn. Việc kiểm tra được thực hiện liên tục trước trong và sau khi sơn tĩnh điện. Công đoạn này còn tùy thuộc vào loại mặt hàng gia công và nhu cầu thực tế của khách hàng. 

Thanh nhôm sau khi được sơn phủ tĩnh điện và kiểm tra chất lượng thì sẽ được dán băng keo bảo vệ bề mặt. Các thanh nhôm sẽ được xếp đóng từng bó có bọc nilon theo quy cách bao gói đã định trước, cân trọng lượng, dán tem mã vạch đầu bó và cuối cùng nhập kho hoàn thiện.

III. Lưu ý khi bảo quản sơn tĩnh điện nhôm sau thi công

Độ bám dính của bột sơn tĩnh điện phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào, đồng thời, cách bảo quản cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sau khi hoàn thiện sản phẩm. Sau đây là một vài lưu ý về cách bảo quản bột sơn tĩnh điện giúp thanh nhôm sau khi phun sẽ đúng với yêu cầu.

  • Nên để bột sơn tĩnh điện tại nơi khô thoáng, cao ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. 
  • Bảo quản bột sơn ở nhiệt độ không quá 30oC để đảm bảo chất lượng khi sử dụng, hạt bột không bị biến đổi thành phần cấu tạo, biến dạng kích thước
  • Nên sử dụng hết lượng bột sơn tĩnh điện trong thùng, nếu không dùng hết thì nên đóng chặt miệng, không để tiếp xúc với không khí.
  • Khi vận chuyển không nên xếp quá 5 lớp để tránh tình trạng rơi, vỡ thùng gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt bột sơn khi đưa vào sử dụng.

Những phương cách bảo quản trên đảm bảo cho thành phần bột sơn khi sơn tĩnh điện không bị biến đổi; Chất lượng thành phẩm còn được quyết định bởi quy trình sơn tĩnh điện, nguồn lực, công nghệ áp dụng trong hệ thống phun sơn tĩnh điện tại các nhà máy.

Trên đây, Tongkhoson.com đã đưa ra Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình đạt chuẩn . Bạn hãy thực hiện theo để có những sản phẩm chất lượng tốt nhất nhé! Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc, cần được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Hãy liên hệ tới Tổng Kho Sơn qua thông tin liên hệ sau:

tongkhoson.com: 0392.773.199

Bình luận bài viết: Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình đạt chuẩn
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc