Quy trình thi công và cách pha sơn chịu nhiệt
Cách pha sơn chịu nhiệt và quy trình thi công đóng một vai trò quan trọng góp phần giúp sơn chịu nhiệt mang lại hiệu quả tốt nhất. Đây là dòng sơn giúp các bề mặt, kết cấu kim loại có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Đồng thời còn có tính năng chống rỉ, chống ăn mòn tốt khi sử dụng ngoài môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh đó, còn trang trí màu sắc giúp cho bề mặt láng mịn và đẹp hơn, nổi bật hơn.
I. Tìm hiểu về sơn chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt là loại sơn dầu, gốc Silicone. Thực tế sơn chịu nhiệt nào cũng có gốc dầu vì nếu là sơn nước thông thường sẽ không thể chịu được nhiệt độ cao. Do đó, sơn chịu nhiệt có nhiều tên gọi khác như: sơn dầu chịu nhiệt, sơn chịu nhiệt hoặc sơn công nghiệp chịu nhiệt.
Sơn chịu nhiệt có tính năng chịu được nhiệt độ cao, được sử dụng ở những thiết bị cần mức chịu nhiệt lớn như lò nung, lò sưởi, động cơ máy phát điện, kiềng bếp ga, bô xe máy, …. Loại sơn này thường dùng để sơn phủ lên một số đồ vật nhằm giúp cho các đồ vật này chống chọi được với nhiệt độ, tác động bên ngoài, không bị ăn mòn, rỉ sét. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho bề mặt đồ vật láng và đẹp hơn.
1.1. Những ưu điểm nổi bật của sơn chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt ngày nay có rất nhiều loại sản phẩm đặc thù khác nhau thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng của bạn. Vì thế các bạn sẽ dễ dàng chọn mua sản phẩm hơn với những ưu điểm:
- Chịu được nhiệt ở mức độ cao. Tùy vào từng hãng sơn mà có thể chịu nhiệt từ 200 đến 600 độ C.
- Chịu được các mài mòn cơ học và mọi tác động của môi trường khắc nghiệt: Chẳng hạn như ánh nắng mặt trời, gió, mưa, độ ẩm, dầu mỡ, hóa chất…
- Sơn rất dễ sử dụng và màng sơn nhanh khô.
- Màu sắc bền, khó bị phai. Sơn có khả năng chống ẩm tốt.
- Sơn có độ bền cao và bảo vệ bề mặt khỏi sự ăn mòn, oxy hóa.
- Màng sơn láng, dễ dàng cho bạn lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.
- Giá cả dễ chịu, dễ tìm mua, thích hợp với nhiều khách hàng.
- Tuy là sơn chịu nhiệt gốc dầu nhưng có đôh bám dính rất cao, độ che phủ rộng.
- Chống sự hình thành rêu mốc, nhiễm chéo, ngăn chặn sự hình thành các tác nhân có hại cho đồ vật.
>>> Tìm hiểu thêm: Ưu nhược điểm và các ứng dụng của sơn chịu nhiệt trong thực tế
1.2. Các ứng dụng của sơn chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt được ứng dụng phổ biến trong việc làm lớp sơn phủ cách nhiệt cho các thiết bị thường phải chịu nhiệt độ cao và phải hoạt động với tần suất cao như nồi hơi, nồi áp suất, … Hoặc các bộ phận kim loại trong hệ thống dây chuyền sản xuất. Các thiết bị này thường có mặt trong nhà máy sản xuất, xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng.
Các ứng dụng phổ biến của sơn chịu nhiệt như sau:
- Sơn chịu nhiệt lò vi sóng
- Sơn chịu nhiệt pô xe máy
- Sơn chịu nhiệt lốc máy
- Sơn chịu nhiệt cho ống khói
- Giải pháp sơn chịu nhiệt cho lò đốt
- Giải pháp sơn chịu nhiệt cho lò nung kim loại
- Giải pháp sơn chịu nhiệt cho lò hơi 600 độ C
- Sơn chịu nhiệt cho lò nướng 200 - 600 độ C
- ....
II. Cách pha sơn chịu nhiệt đơn giản
Áp dụng cách pha sơn chịu nhiệt cũng như thực hiện đúng quy trình sơn chịu nhiệt sẽ đảm bảo được lớp sơn hoạt động tốt, bảo vệ bề mặt khỏi các tác động của môi trường nhiệt độ cao.
Việc đầu tiên trong quy trình thi công và cách pha sơn chịu nhiệt. Bạn cần chuẩn bị các loại sơn và dụng cụ trước khi tiến hành sơn chịu nhiệt. Bao gồm:
- Sơn lót chịu nhiệt: Sơn lót chịu nhiệt 200 độ, 300 độ, 600 độ hay 1000 độ C, tùy thuộc vào nhu cầu, yêu cầu mức chịu nhiệt của bề mặt.
- Sơn phủ chịu nhiệt: : Sơn phủ chịu nhiệt 200 độ, 300 độ, 600 độ hay 1000 độ C, lựa chọn phụ thuộc theo yêu cầu mức chịu nhiệt của bề mặt, vật dụng.
- Dụng cụ: Cọ quét, cọ lăn hay súng phun có khí.
>>> THAM KHẢO NGAY: Hướng dẫn cách chọn sơn chịu nhiệt phù hợp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ sơn và dụng cụ cần thiết, bước tiếp theo là bạn cần pha sơn chịu nhiệt. Cần pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo lớp sơn đạt hiệu cũng như độ bền cao nhất.
Đối với hầu hết các loại sơn chịu nhiệt, bạn cần dùng:
- Chất pha loãng/ làm sạch: Dung môi pha loãng của nhà sản xuất
- Tỷ lệ pha loãng: Không quá 10%.
Sau đó, lấy một lượng sơn vừa đủ và nhớ đậy kỹ nắp hộp sơn để sử dụng cho lần sau. Khuấy thật đều và kỹ sơn cùng với dung môi chuyên dụng. Đảm bảo sơn và dung môi hòa đều thành một.
III. Quy trình thi công sơn chịu nhiệt
Khi tiến hành thi công cần thực hiện theo đúng quy trình và đúng kỹ thuật thi công. Chọn lựa dòng sơn có giới hạn nhiệt phù hợp với công trình. Quy trình sơn chịu nhiệt như sau:
- Chuẩn bị bề mặt: Loại bỏ hết các tạp chất, chất bẩn bám dính, các vết rỉ sét (đối với bề mặt đã cũ). Nếu như trên bề mặt vẫn còn tồn tại lớp sơn cũ thì hãy làm sạch bằng cách sủi lớp sơn đó lên. Bề mặt cần sơn phải sạch, khô ráo, không dính dầu mỡ, tạp chất. Độ ẩm bề mặt dưới 6%.
- Thi công sơn lót : Thi công 1-2 lớp sơn lót chuyên dụng dành để sơn chịu nhiệt nhằm tăng cường độ bám dính cho lớp sơn phủ. Khuấy thật đều, thi công thật mỏng 1- 2 lớp sơn lót chịu nhiệt. Độ dày màng sơn nhỏ hơn 40 µm. Mỗi lớp cách nhau tối thiểu sau 2 giờ.
- Thi công sơn phủ: Sau khi sơn lót đã khô, dùng cọ/labw hoặc súng phun sơn 2 lớp sơn phủ chịu nhiệt lên bề mặt cần chịu nhiệt. Màu sắc thông dụng của sơn chịu nhiệt thường được sử dụng là màu xám, bạc, đen. Để màng sơn khô sau 4-6 tiếng để lớp sơn đủ thời gian khô đảm bảo chất lượng thi công tốt nhất. Đưa thiết bị vào sử dụng cho nhiệt độ thiết bị lên khoảng 200 – 250°C trong 1h. Sau đó cho thiết bị hoạt động trong ngưỡng nhiệt độ phù hợp.
- Vệ sinh dụng cụ: Cần sử dụng dung môi chuyên dụng để làm sạch dụng cụ sau khi sơn.
Trên đây, Tongkhoson.com đã hướng dẫn chi tiết về Quy trình thi công và cách pha sơn chịu nhiệt. Cách thi công cũng khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà cho các đồ dùng trong gia đình. Với các dự án hay công trình lớn, hãy tìm đội ngũ thi công chuyên nghiệp, lành nghề để mang lại hiệu quả sơn chịu nhiệt tốt nhất!
Quý khách hàng đang quan tâm và muốn được tư vấn - báo giá các sản phẩm sơn trang trí, sơn công nghiệp. Hãy liên hệ ngay với Tổng Kho Sơn theo thông tin liên hệ sau:


