Sơn chống thấm cho trần nhà tốt nhất hiện nay
Trần nhà phổ biến nhất hiện nay là trần nhà bê tông. Sự thấm dột tại vị trí trần nhà khiến nhiều người cảm thấy đau đầu trong việc tìm cách xử lý chống thấm dột. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chống thấm cho trần nhà một cách triệt để. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì Tongkhoson.com sẽ chia sẻ tới các bạn các biện pháp cũng như các loại sơn chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay.
Trên đây là một vài hình ảnh thường thấy của trần nhà bị thấm dột. Hiện tượng này thường thấy nhất là ở trần bê tông áp mái, trần dưới sân thượng,... Nơi thường xuyên phải chịu những thay đổi thất thường của thời tiết.
Để xử lý tình trạng này biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất chính là sử dụng các loại sơn chống thấm trần nhà. Để biết đó là loại sơn nào và cách thi công ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất đừng bỏ qua những gì Tongkhoson.com sẽ bật mí ngay dưới đây.
I. Dấu hiệu, nguyên nhân và hệ quả của trần nhà bị thấm
Để có phương án chống thấm trần nhà hiệu quảm, trước tiên hãy cùng Tổng Kho Sơn tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và hậu quả khiến trần nhà bị thấm ngay sau đây:
1.1. Dấu hiệu trần nhà bị thấm
Với những công trình nhà ở lâu năm hoặc những căn hộ chung cư giá rẻ xảy ra tình trạng thấm dột nước khiến trần nhà và góc tường có nhiều vết chân chim rạn nứt ngả vàng. Kèm theo đó là trần nhà bị đọng nước, nhỏ giọt. Điều này không những làm mất thẩm mỹ cho không gian sống mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm với gia đình của bạn.
1.2. Hệ quả
- Cứ trời mưa là thấy cảnh nước dột khắp nhà gây ra cho gia đình biết bao nhiêu phiền toái.
- Trần nhà bị thấm sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà. Gây nấm mốc, dần phá hủy kết cấu bê tông.
- Xuất hiện hiện tượng ố vàng, hay lớp sơn phồng rộp khiến ngôi nhà bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Thấm dột thường xuyên gây khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên gia đình. Đặc biệt nhất là người già và trẻ nhỏ.
1.3. Nguyên nhân gây thấm trần nhà
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột trần nhà. Tiêu biểu nhất phải kể đến một số nguyên nhân sau:
1.3.1. Nguyên nhân thứ nhất
Hiện tượng nứt sàn mái do bê tông bị co ngót. Vết nứt bê tông này thường rạn nứt nhỏ dưới 0,5mm. Đây là tình trạng thường thấy khi bạn sử dụng các loại vữa bê tông không có sự đàn hồi, nên dễ bị rạn nứt khi gặp thời tiết mưa nắng thất thường.
Chính vì vậy có một lời khuyên dành cho bạn là: nên quan tâm ngay từ đầu đến bước đổ trần bê tông. Hãy sử dụng các loại vữa chống thấm có độ đàn hồi, không co ngót để hiệu quả chống thấm bền lâu.
Tiêu biểu nhất trên thị trường hiện nay phải kể đến là 2 loại vữa không co ngót của CCP và Sika.
1.3.2. Nguyên nhân thứ hai
Hiện tượng nứt trần nhà bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng.
1.3.3. Nguyên nhân thứ ba
Hiện tượng thấm trần tại vị trí khe tiếp nối giữa sàn bê tông cũ và sàn bê tông mới.
Qua 3 nguyên nhân gây thấm trần nhà phổ biến trên bạn thấy không, bước đổ sàn bê tông cho trần nhà là rất quan trọng, cần đặc biệt chú ý, nên sử dụng các loại vữa chống thấm có độ đàn hồi cao, tránh co giãn, mác bê tông phải đặt tiêu chuẩn từ #250.
II. Sản phẩm sơn chống thấm trần nhà hiệu quả
Như ở trên tôi đã nhắc tới, biện pháp xử lý chống thấm cho trần nhà đơn giản và hiệu quả nhất chính là sử dụng sơn chống thấm cho trần nhà. Vậy đâu là sơn chống thấm cho trần nhà tốt nhất hiện nay? Chúng ta cùng xem cụ thể dưới đây nhé!
- Vữa chống thấm đàn hồi gốc xi măng CCP Motar R hoặc Sika TopSeal 107.
- Sơn chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu WaterSeal DPC
- Lưới thủy tinh
- Phụ gia chống thấm Kova CT11B, Latex HC hoặc Sika Latex
Gọi ngay đến phóng bán hàng của tongkhoson.com để nhận được báo giá tốt nhất
III. Kỹ thuật xử lý chống thấm cho trần nhà
Trên thực tế, có nhiều phương pháp xử lý chống thấm trần nhà. Dưới nội dung sau đây, Tổng Kho Sơn xin chia sẻ đến quý khách kỹ thuật xử lý chống thấm hiệu quả cho trần nhà dưới đây:
3.1. Chuẩn bị bề mặt
Yêu cầu bề mặt trần nhà cần được làm sạch cả phía trong và phía ngoài. Cần thiết xử lý mài bề mặt bằng máy có gắn đĩa mài bê tông. Loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ, rêu mốc bằng các chất xử lý chuyên dụng hoặc nước Javen.
Đối với các vị trí bị nứt nẻ lớn cần trám vá lại bằng vữa chống thấm đàn hồi.
3.2. Hướng dẫn thi công
Bước 1: Phun sơn chống thấm Water Seal
Sau khi xử lý bề mặt sạch sẽ, bạn hãy pha sơn chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu WaterSeal DPC với nước theo tỷ lệ 1 : 1. Rồi quét hoặc phun lên bề mặt trần để xử lý chống thấm. Đây là bước chủ chốt trong việc chống thấm cho trần nhà.
Có thể bạn không biết rằng, Water Seal DPC không chỉ là sơn chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay mà nó còn được sử dụng để chống thấm cho rất nhiều hạng mục khác.
Biết đâu bạn sẽ cần sử dụng nó cho các hạng mục chống thấm sau đây thì sao?
Water SEAL DPC là loại vật liệu chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu dễ dàng thấm sâu vào vữa hay bê tông tạo phản ứng Silic phát triển Gel để lấp kín những lỗ li ti, mao dẫn và hàn gắn đường nứt tới 0,3 mm, giúp cho các bề mặt bê tông, vữa xây trở nên đặc chắc, kéo dài độ bền và ngăn chặn nguy cơ ngấm nước lên tới trên 20 năm.
Bước 2: Trát vữa chống thấm đàn hồi gốc xi măng
Như ở trên tôi đã giới thiệu tới bạn 2 loại vữa chống thấm đàn hồi gốc xi măng là CCP Motar R và Sika TopSeal 107.
Đây cũng được coi là 2 loại sơn chống thấm cho trần nhà tốt nhất hiện nay với cấu tạo là 2 thành phần (Phần hỗn hợp sơn chống thấm và phần vữa bột). Về cơ bản cách sử dụng của 2 loại sản phẩm này là giống nhau.
Cách dùng như sau:
- Ta tiến hành trộn thành phần A với thành phần B của vữa chống thấm đàn hồi gốc xi măng theo tỷ lệ mà nhà sản xuất của từng hãng yêu cầu. (Đọc kỹ trên bao bì sản phẩm)
- Sau đó ta tiến hành thi công trát lớp thứ nhất lên trên bề mặt bê tông để chống thấm cho trần nhà. Chờ khô khoảng 4 giờ.
Bước 3: Trải lưới thủy tinh và quét lớp vữa chống thấm thứ 2
Sau khi lớp vữa chống thấm thứ nhất khô bề mặt, bạn hãy tiến hành trải lớp lưới thủy tinh lên bề mặt trần nhà rồi tiếp tục trát lớp vữa chống thấm thứ 2 tương tự như bước 2.
Bước 4: Bảo dưỡng bề mặt trần nhà
Sau khi thực hiện xong bước 3 bạn hãy để trần nhà chờ khô từ 2-3 ngày sau đó tiến hàng phun nước, ngâm trần trong vòng 24 giờ để kiểm tra sự thấm hút của bề mặt trần. Nếu không xảy ra vấn đề gì sẽ tiến hàng sang bước tiếp theo.
Bước 5: Quét lớp hoàn thiện bằng phụ gia chống thấm
Trộn phụ gia chống thấm với nước và xi măng theo tỷ lệ vữa hồ dầu rồi quét đều lên toàn bộ bề mặt trần.
Có 3 loại phụ gia chống thấm cho trần nhà tốt nhất trên thị trường hiện nay mà tôi đã kể đến trong mục các sản phẩm đề nghị, đó chính là Kova CT11B, Latex HC và Sika Latex.
Lưu ý: Cần cán dốc về cổ thu nước của sàn để tránh ngập úng gây thấm dột trở lại.
Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước xử lý chống thấm dột cho trần nhà rồi đấy. Tuy nhiên đây mới là cách xử lý phía ngoài bề mặt trần nhà. Còn phía trong nhà thì sao?
Cũng đơn giản thôi!
Nếu trần nhà bị nứt, bạn cần thiết phải xử lý vết nứt bằng vữa chống thấm đàn hồi gốc xi măng tương tự như làm với phía ngoài của trần. Sau đó quét thêm lớp phụ gia chống thấm để hoàn thiện và thực hiện quy trình sơn trần nhà như bình thường.
Nếu trần nhà chỉ bị rêu mốc nhẹ bạn có thể xử lý bằng hóa chất Javen sau đó sử dụng sơn chống thấm ngược cho trần nhà và phủ lớp sơn trắng trần hoàn thiện là bạn đã hoàn thiện quy trình xử lý chống thấm cho trần nhà của mình.
IV. Đại lý sơn chống thấm chính hãng
Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm được một đơn vị bán sơn chống thấm. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị uy tín thì cũng có không ít những đơn vị lợi dụng lòng tin khách hàng để phân phối ra thị trường những loại sơn chống thấm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Công Ty TNHH Tổng Kho Sơn (Tongkhoson.com) là đại diện thương mại hàng đầu trong ngành sơn. Chúng tôi cam kết chỉ bán hàng chính hãng 100% từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Do đó, bạn sẽ được an tâm tuyệt đối về chất lượng khi mua sơn tại Tongkhoson.com.
Khi có nhu cầu tư vấn về sơn chống thấm dột nói chung và sơn chống thấm cho trần nhà nói riêng. Hoặc bạn quan tâm đến báo giá sơn chống thấm trần nhà là bao nhiêu? Đừng quên đại lý sơn chống thấm số 1 chuyên bán sơn chất lượng với giá cả phải chăng của tongkhoson.com nhé!
Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau: