Sơn epoxy gồm những loại nào chức năng của từng loại


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Tin tức về sơn

 

"Sơn Epoxy gồm những loại nào?" là câu hỏi được rất nhiều khách hàng thắc mắc trước khi đưa ra quyết định sử dụng sơn Epoxy. Chúng ta không thể phủ nhận những tính năng vượt trội mà sơn Epoxy mang lại cho ngành công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, sơn Epoxy không phải chỉ có một loại. Và mỗi loại lại có những chức năng và công dụng khác nhau. 

Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn về vấn đề này thì hãy cùng tham khảo chi tiết dưới nội dung sau đây để hiểu thêm về các loại sơn Epoxy. Từ đó biết cách chọn lựa loại sơn Epoxy phù hợp mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất nhé.

I. Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là loại sơn cao cấp gồm hai phần chính là A (thành phần sơn) và B (chất đóng rắn). Được sử dụng chủ yếu bảo vệ cho sàn bê tông hay các kết cấu sắt thép mang lại tính thẩm mỹ cùng với yêu cầu về độ bền. Cùng khả năng kháng hóa chất, chống thấm nước, chịu ăn mòn,...   

Sơn epoxy

Sơn epoxy gồm 2 hệ chính

Tương ứng với mỗi bề mặt thì nó sẽ cần tới một loại sơn epoxy riêng biệt để chúng có thể bám dính hiệu quả và phát huy đúng tác dụng như mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng sơn Epoxy, quý khách hãy tìm hiểu thật kỹ về tính năng của sản phẩm cũng như mục đích sử dụng của bản thân để chọn sơn Epoxy sao cho phù hợp nhất nhé.

II. Phân loại sơn epoxy theo bề mặt sử dụng

2.1. Sơn epoxy dùng cho sắt thép kim loại

Trong ngành công nghiệp kim loại, thì sơn epoxy còn được gọi với cái tên sơn epoxy kết cấu thép. Trong hệ sơn epoxy kết cấu thép bao gồm 2 loại chính là:

  • Sơn lót chống rỉ 2 thành phần: chính là sơn chống rỉ Epoxy 2 thành phần
  • Sơn phủ 2 thành phần (sơn và chất đóng rắn)

Tìm hiểu chi tiết về 2 loại dưới bảng sau đây:

 

Sơn lót Epoxy

Sơn phủ Epoxy

Chức năng

Được dùng làm lớp phủ đầu tiên lên bề mặt sắt thép kim loại. Sản phẩm có chức năng bám dính vào bề mặt vật chủ. Đồng thời là tác nhân liên kết bề mặt sắt thép với lớp sơn phủ màu bên ngoài.

Được sử dụng làm lớp sơn bảo vệ bên ngoài của lớp sơn chống rỉ.

Ưu điểm

- Độ bám dính tốt, rất bền màu

- Khả năng chống va đập và mài mòn rất tốt

- Tăng cường bảo vệ lớp sơn chống rỉ

- Tăng tính thẩm mỹ cho các bề mặt khi sơn lên.

Màu sắc

Thường bao gồm các màu: nâu đỏ, ghi xám

Màu sắc của lớp sơn này thường được lựa chọn trên bảng màu tiêu chuẩn quốc tế hay màu theo nhà sản xuất quy định.

>>> Tham khảo thêm quy trình thi công sơn epoxy kết cấu thép

2.2. Sơn epoxy dùng cho sàn bê tông

Sơn epoxy dùng cho sàn bê tông là tên gọi chung của các sản phẩm sơn epoxy 2 thành phần sử dụng cho các sàn bê tông như: sàn nhà xưởng, sàn xí nghiệp, sàn tầng hầm, sàn thể thao,... 

III. Phân loại sơn epoxy theo cấu tạo riêng biệt

Phân loại sơn epoxy dùng cho sàn bê tông theo cấu tạo thì nó được chia thành 2 loại là:

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa 2 loại sơn epoxy này:

 

Sơn epoxy gốc nước

Sơn epoxy gốc dầu

Ưu điểm

- Không gây cháy nổ, không xảy ra phản ứng hóa học trong quá trình trộn và bay hơi.

- Khô tốt trong môi trường ẩm

- Tăng độ bền và tuổi thọ cho bề mặt

- Độ bám dính tốt hơn

- Bề mặt chai cứng, khả năng chịu va đập tốt

- Có thể chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ

- Dễ thi công

Nhược điểm

Bề mặt không bóng và đẹp như sơn gốc dầu

- Địa hình thi công bị hạn chế, không thi công được cho những bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao.

- Môi trường thi công độc hại do chưa dầu và dung môi bay hơi.

 

Hạng mục thường sử dụng

 

Thường được sử dụng cho những công trình có yêu cầu đặc biệt cao về tinh kháng khuẩn như: Bệnh viện, Phòng mổ, văn phòng làm việc, nhà máy thực phẩm,…………..

Sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng và công nghiêp như: sàn nhà máy hóa chất, thủy hải sản, bãi đỗ xe,..

IV. Phân loai sơn epoxy theo chức năng

Theo chức năng thì sơn epoxy được chia thành 2 loại là: sơn epoxy hệ lănsơn epoxy hệ tự san phẳng. Trong đó sơn epoxy hệ tự san phẳng chỉ sử dụng được cho bề mặt phẳng chứ không sử dụng được cho bề mặt đứng.

 

Sơn epoxy hệ lăn

Sơn epoxy hệ tự san phẳng

Ưu điểm

- Chi phí rẻ hơn

- Độ bền tương đối

- Khả năng kháng hóa chất tương đối

 

- Độ bền cao

- Tính thẩm mỹ cao

- Khả năng chịu tải trọng rất lớn từ 0- 10 tấn

- Khả năng kháng hóa chất vượt trội

Dụng cụ thi công

Sử dụng lu lăn sơn Epoxy hoặc súng phun chuyên dụng

- Bàn cào răng cưa

- Lu sơn sơn Epoxy

Phương pháp thi công

- Chuẩn bị bề mặt: Xử lý vết nứt, dặm, vá khuyết tật trên sàn, xử lý độ chếnh trên sàn dưới 2 độ

- Vệ sinh toàn bộ bề mặt, hút bụi

- Lăn lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần (đợi khô 2h và tiếng hành bước tiếp theo)

- Lăn lớp phủ thứ nhất

- Chờ khô khoảng 2-4 giờ tiến hành lăn lớp phủ thứ 2

- Công tác chuẩn bị bề mặt: Xử lý vết nứt, dặm, vá khuyết tật trên sàn, xử lý độ chếnh trên sàn dưới 2 độ

- Vệ sinh toàn bộ bề mặt, hút bụi

- Lăn lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần

- Kiểm tra bề mặt lớp lót sau 2 giờ kể từ lúc thi công.

- Lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh)

- Sau 2÷8 giờ kể từ khi thi công lớp lót, tiến hành thi công sơn Epoxy tự sản phẳng với độ dày cần sử dụng

Ngoài ra, tùy theo chức năng và mục đích sử dụng thì sơn epoxy còn được chia thành một số loại như sau:

4.1. Sơn epoxy chống axit

Sơn epoxy chống chịu acid/axit cho sàn bê tông là dạng sơn epoxy tự san phẳng, hoạt động theo nguyên tắc căn bằng bề mặt, sơn được với nhiều chiều dày khác nhau. Sau khi đổ 2 thành phần lại với nhau ta đổ xuống sàn bê tông với chiều dày tối thiểu từ 1mm trở lên, tùy theo mức độ mà chúng ta điều chỉnh độ dày màng sơn.

4.2. Sơn epoxy trong suốt

Sơn không màu trong suốt epoxy với chức năng tạo ra những màng sơn đẹp, trong suốt, có thể áp dụng cho bề mặt sàn 3D mang lại những bề mặt sống động chân thực đến từng mm.

sơn epoxy không màu trong suốt

4.3. Sơn epoxy chống tĩnh điện

Sơn epoxy chống tĩnh điện là loại sơn epoxy 2 thành phần, nó ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra ở nơi làm việc tiếp xúc với sự nhiễm tĩnh điện, tĩnh điện và phóng điện. Lớp phủ sàn epoxy chống tĩnh điện được thiết chuyên dùng cho các ngành công nghiệp điện, cung cấp một bề mặt nhẵn liền khối, chống tĩnh điện, giúp duy trì môi trường sạch sẽ, dễ vệ sinh dễ bảo quản. Đồng thời cường độ cơ học cao và kháng hóa chất.

4.4. Sơn epoxy chống trơn trượt

Sơn epoxy chống trơn trượt được tạo nên bởi sự kết hợp nhiều thành phần lại với nhau. Trong đó, thành phần chính được sử dụng là sơn epoxy, ngoài ra còn có thêm các thành phần khác như: phụ gia tăng cường kết dính nền sàn cường độ cao, chất tăng cứng bề mặt, đá chống trơn trượt…

Sơn epoxy chống trơn trượt được ứng dụng phổ biến cho các trường hợp: bãi đậu xe, gara các tòa nhà, tầng hầm, khu đô thị trung tâm mua sắm,.. với mục đích tăng độ bám dính chống trơn trượt tại các vị trí di chuyển dốc.

>>> Tham khảo thêm quy trình thi công sơn epoxy cho sàn bê tông 

Hy vọng với nội dung "sơn Epoxy gồm những loại nào và chức năng của từng loại" được chia sẻ bởi tongkhoson.com trên đây sẽ giúp cho bạn đọc. Nhất là những khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về sơn Epoxy sẽ có thêm nhiều kiến thức để chọn lựa được những loại sơn Epoxy phù hợp nhất với những bề mặt. Trước khi quyết định sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

V. Địa chỉ cung cấp sơn epoxy uy tín

  • Tongkhoson.com – Công ty TNHH Tổng Kho Sơn với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối và thi công sơn Epoxy. Đây là địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng đã lựa chọn để mua sơn cũng như thi công sơn epoxy.
  • Sản phẩm sơn do Tongkhoson.com cung cấp đến tay khách hàng còn nguyên đai nguyên kiện, được xuất trực tiếp từ kho đã qua khâu KCS và có đầy đủ chứng từ xuất xưởng lưu hành trên thị trường.
  • Chúng tôi đảm bảo với khách hàng về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm khi nhận hàng.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

tongkhoson.com: 0962.855.339

Bình luận bài viết: Sơn epoxy gồm những loại nào chức năng của từng loại
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc