Thi công sơn epoxy cho sàn nhà, xưởng công nghiệp


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Kỹ thuật thi công sơn

 

Thi công sơn epoxy cho sàn nền nhà xưởng hiện nay đã không quá xa lạ trước tình hình hội nhập của nước. Tuy nhiên, trước khi thi công sơn epoxy doanh nghiệp cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về sơn epoxy và quy trình thi công sơn epoxy. Ở đây, Tổng kho sơn sẽ giúp bạn hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về sơn epoxy và quy trình thi công sơn epoxy cho sàn nhà xưởng để giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất.

I. Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là sản phẩm sơn nền, sơn sàn nhà xưởng gồm 2 thành phần: phần đóng rắn và phần sơn đã được đóng gói theo tỉ lệ định sẵn của nhà sản xuất. 

  • Sơn epoxy có độ bền cao và chống  ăn mòn trong các môi trường hoá chất.
  • Sơn epoxy liên kết bằng phản ứng hoá học.
  • Sơn epoxy là một trong những loại sơn được sử dụng phổ biến hiện nay trong các công trình công nghiệp, lọc hoá dầu, kết cấu thép, tầu biển và sơn sàn tại các nhà máy sản xuất, tầng hầm để xe...

1.1. Tại sao nhà xưởng cần thi công sơn Epoxy?

  • Sơn Epoxy là loại sơn chuyên dụng dùng để sơn nền, sàn nhà xưởng. Sơn Epoxy được phân thành nhiều loại như: sơn Epoxy gốc dầu, sơn Epoxy gốc nước,…
  • Sơn Epoxy giúp bảo vệ nền mặt sàn của nhà xưởng. Sau khi lăn đều sơn lên bề mặt sàn, sơn Epoxy sẽ tạo ra một lớp bảo vệ cho mặt sàn.
  • Lớp bảo vệ này giúp chống thấm, ngăn ngừa ảnh hưởng của các loại hóa chất, dầu mỡ trong quá trình sản xuất hàng hóa bị rơi rớt, tránh làm hư hại sàn bê tông nhà xưởng.
  • Sơn Epoxy nhà xưởng có nhiều ưu điểm như có tính thẩm mỹ cao, bền, chắc, chịu lực giúp cho bề mặt sàn nhà xưởng bằng phẳng, dễ lau chùi.
  • Bên cạnh đó, một ưu điểm vượt trội của dòng sơn này đó là chống tĩnh điện, phù hợp để áp dụng trong môi trường sản xuất các linh kiện điện tử công nghệ cao.

1.2. Phân loại sơn epoxy

Hiện nay, sơn Epoxy được chia làm 3 loại chính:

  • Sơn epoxy gốc nước
  • Sơn epoxy gốc dầu
  • Sơn epoxy không dung môi

1.3. Các dòng sơn epoxy sàn nhà xưởng phổ biến

a, Sơn epoxy 2 thành phần hệ tự san phẳng APT KeraSeal Ado40

Sơn Epoxy tự cân bằng APT Keraseal ADO40 là sơn phủ epoxy tự cân bằng, không dung môi và phenol. Bề mặt hoàn thiện phẳng, bóng mịn và kháng hóa chất phổ thông

Đóng gói: 23Kg/bộ; 5Kg/bộ

Định mức tiêu thụ cho 1 lớp phủ với độ dày 1mm:

  • Với bề mặt nhẵn bóng: 1.3kg/m2, tức là 1 bộ 23kg phủ được khoảng ~18m2
  • Với bề mặt chống trơn trượt: 0.9kg/m2, tức là 1 bộ 23kg phủ được khoảng ~25m2

Xem thêm Bảng màu sơn epoxy Apt công nghiệp tại đây

b, Sơn Epoxy tự san phẳng Teksol Ecomax 1005

Sơn sàn Epoxy tự san bằng Ecomax 1005 Teksol là sản phẩm sơn epoxy không dung môi, 2 thành phần, tự san phẳng. Sơn được dùng làm vật liệu phủ sàn tự san phẳng có chất lượng cao cho các bề mặt liên kết xi măng. Trên các khu vực chịu tải cơ học và các khu vực phơi nhiễm hóa chất như nhà kho, xưởng sản xuất, nhà máy lắp ráp, gara, nhà máy điện hạt nhân…

  • Đóng gói: 5kg, 10kg và 20kg/bộ hoặc theo yêu cầu.
  • Tỉ lệ pha chế 2 thành phần là A/B = 100/30.
  • Tỉ lệ Sơn sàn Epoxy tự san bằng Teksol/ cát thạch anh 0,06-0,3= 1/ 0,4 (theo trọng lượng)

Xem thêm Bảng màu sơn công nghiệp Teksol tại đây

c, Sơn Epoxy 2 thành phần hệ tự san phẳng Sunday 932

Sơn Epoxy Sunday Nanpao 932 là sản phẩm sơn phủ epoxy sàn bê tông hoàn thiện 2 thành phần hệ tự san phẳng không dung môi. Được làm từ nhựa epoxy và chất làm cứng, chất phụ gia và nguyên liệu màu làm nên sơn phủ epoxy Nanpao Sunday hoàn hảo.

Sản phẩm thích hợp cho việc sơn phủ lên bề mặt bê tông trong nhà, có tính năng chống mài mòn, chống bám bụi. Có thể làm sơn phủ nền nhà, sàn nhà 

  • Đóng gói: 24Kg/bộ
  • Định mức: 1.2kg/m2; với độ dày 1mm được 22m2, độ dày 2mm được 12m2

Xem thêm Bảng màu sơn sàn Sunday tại đây

d, Sơn epoxy tự san phẳng KCC Unipoxy Lining

Sơn phủ epoxy tự san phăng KCC Unipoxy Lining sử dụng rất tốt trong môi trường như: Phòng thí nghiệm, dự án năng lượng hạt nhân, bệnh viện, sản xuất linh kiện điện tử, phòng hóa chất, nhà máy dược, bãi đậu xe và ram dốc.

  • Quy cách đóng gói: 16 L/Bộ ( PTA : PTB = 12.5 L : 3.5 L )
  • Màu sơn hoàn thiện:  Bóng, màu xanh, xám và nhiều màu sắc khác khi có nhu cầu
  • Thời gian khô khô toàn phần: ở 10oC là 45, 20oC là 30 giờ và 30oC là 17 giờ
  • Khô đóng rắn: Từ 6-9 ngày

Xem thêm Bảng màu sơn công nghiệp KCC tại đây

e, Sơn Epoxy tự san phẳng Jona Epo Metallic

Sơn Epoxy tự san phẳng Jona Epo Metallic là loại sơn Epoxy 2 thành phần dành cho sàn bê tông không chứa dung môi, gốc nhựa Epoxy, tự san phẳng, cho bề mặt hoàn thiện liền mạch, có khả năng thi công ở độ dày cao.

Sơn Epoxy tự san phẳng Jona Epo Metalic được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ sàn công nghiệp chịu tải trọng nhẹ và các loại sàn cần sự bảo vệ lâu dài chống hóa chất, mài mòn như: nhà kho, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, các nhà máy công nghiệp, bệnh viện.

  • Màu sắc: Theo bảng màu
  • Độ phủ lý thuyết: 0.8 – 1.3m2/kg/1mm

f, Sơn chống ăn mòn APT Keraguard VR300

Sơn kháng hóa chất Epoxy Keraguard VR300 là hệ thống sơn phủ epoxy 2 thành phần vinyl ester, với tính năng kháng ăn mòn với nhiều loại axit và kiềm.

  • Đóng gói: thành phần A được đóng gói 20kg/ 1 thùng và 200kg/ 1 phi. Thành phần B được đóng gói 0.20kg/1 can và 2.00kg/ 1 thùng. 
  • Màu sắc: Theo bảng màu

 

g, Sơn epoxy Chokwang Epifloor hệ lăn

Sơn Epoxy Chokwang Epifloor hệ lăn loại sơn epoxy 2 thành phần của Chokwang chuyên sử dụng cho sàn bê tông, là dòng sơn epoxy 2 thành phần gốc dầu hệ lăn. Sơn Epoxy Chokwang là hai gói, sơn epoxy / polyamide có sẵn dung môi.

  • Màu sắc: Xanh nhạt
  • Độ bóng: Bóng hoàn toàn
  • Dung lượng cứng (%): 45
  • Tỷ lệ pha trộn Base: chất làm cứng = 1.5 :1 (theo trọng lượng)
  • Độ dày lớp đề nghị 80 µm
  • Độ phủ lý thuyết 5.6 ㎡/㎏ 
  • Thời gian khô (25℃): Có thể chạm vào sau 30 phút

Sơn epoxy Chokwang Epifloor hệ lăn

h, Sơn epoxy Sunday Nanpao 926 hệ lăn

Sơn epoxy Sunday Nanpao 926 là sản phẩm sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn gốc dầu chuyên thi công cho các bề mặt sàn bê tông, sàn nhà xưởng, tầng hầm..., được cầu tạo từ keo Epoxy và chất đông cứng kết hợp với nguyên liệu màu chống axit, kiềm tinh chế nâng cao khả năng chống ăn mòn.

  • Màu sắc: Theo bảng màu sơn Epoxy Sunday
  • Bề mặt hoàn thiện: Bề mặt bóng và láng. Độ bóng >60 độ
  • Tỉ trọng: 1,25kg/L trở lên
  • Độ nhớt: (250C) 75 - 85 KU
  • Quy cách đóng gói: 16L/bộ

i, Sơn phủ sàn Epoxy Teksol Rompox 1506

Sơn phủ bóng không màu Epoxy Rompox 1506 Teksol là sản phẩm sơn epoxy gốc nước 2 thành phần, không mầu, cho phép thông thoát hơi ẩm, pha loãng bằng nước.

Ứng dụng chính của Sơn phủ bóng không màu Epoxy là làm lớp phủ bảo vệ không mầu cho sơn tường và sàn trong nhà với các tính chất màng sơn chịu hóa chất, không thải độc, bền mài mòn, bền va đập, thân thiện với môi trường.

  • Đóng gói: theo cặp có trọng lượng 5, 10 và 24kg hoặc theo yêu cầu.
  • Màu sắc: Theo bảng màu Teksol

II. Chuẩn bị bề mặt và dụng cụ trước khi thi công sơn Epoxy

Dưới đây là thứ tự các bước cần chuẩn bị trước khi thi công sơn Epoxy hệ lăntự san phẳng:

2.1. Đánh giá hiện trạng bề mặt bê tông cần thi công

Để quá trình thi công sơn Epoxy diễn ra suôn sẻ, nhất thiết bạn phải kiểm tra tình trạng bề mặt sàn bê tông. Việc kiểm tra cần quan tâm đến yếu tố độ ẩm. Bởi lẽ nếu độ ẩm sàn bê tông quá lớn sẽ dễ gây ra tình trạng bong tróc lớn. Chẳng may bê tông quá ẩm, bạn có thể khắc phục bằng cách phủ thêm lớp vữa cách ẩm dày tối thiểu 2mm.

Bên cạnh đó, cường độ chịu nén (Mác bê tông) cũng cần đạt ít nhất 25N/mm². Sở dĩ việc kiểm tra sàn bê tông trước khi thi công sơn rất quan trọng là do nó sẽ giúp tăng khả năng bám dính của sơn. Từ đó nâng cao độ bền của sơn cũng như cần ít sơn lót hơn do sàn ít bụi bẩn.

2.2. Chuẩn bị vật tư, trang bị cần thiết để thi công

Theo chúng tôi, khi thi công sơn Epoxy bạn cần chuẩn bị các dụng cụ gồm:

  • Máy mài sàn bê tông: Với chiếc máy này bạn có thể mài lại những vị trí không bằng phẳng trên bề mặt sàn. Máy mài sàn, tạo nhám có khá nhiều loại, tùy vào quy mô và mục đích sử dụng mà nhà thầu thi công sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.
  • Máy hút bụi: Sau khi sử dụng máy mài sàn bê tông, bạn sẽ hút hết bụi trên sàn bằng máy hút chuyên dụng.
  • Bay răng cưa: Đây là dụng cụ dùng để thi công sơn tự phẳng. Bay răng cưa cần có tính dẻo để đảm bảo sơn đúng độ dày.
  • Ru lô gai: Ru lô gai được sử dụng với mục đích phá bọt khí. Ru lô gai thực sự cần thiết khi thi công sơn epoxy tự san phẳng
  • Ru lô chuyên dụng: Với Ru lô chuyên dụng bạn cần chọn loại tốt nhất để tăng hiệu quả sơn epoxy, tránh để lại nhiều dị vật trên sàn.

Song song với đó là các trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cần thiết như quần áo bảo hộ cho người thi công, nhiệt độ phòng thi công nên ở mức 10 - 40°C. Kèm theo độ ẩm không khí tối đa 80% và điểm sương ít nhất từ 3-5°C.

III. Quy trình thi công sơn epxoy cho sàn bê tông

3.1. Các bước thi công sàn nhà xưởng chi tiết

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn

Là khâu đầu tiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đạt chất lượng sơn như mong muốn. Cần loại bỏ hết bụi bẩn, loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, vật, nước trên bề mặt sàn để tạo độ nhám cho sơn Epoxy liên kết với mặt sàn tốt nhất.

xử lý bề mặt sàn trước khi thi công sơn epoxy

Bước 2: Che lấp các lỗ hổng trên mặt sàn

Mặt sàn sau một thời gian hoạt động sẽ xuất hiện các vết rỗ, hổng, bong tróc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt sàn và làm mất tính thẩm mĩ. Cần phải che lấp các lỗ hổng này bằng hỗn hợp keo Epoxy và đợi keo khô lại thì mài cho nhẵn bóng.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Đây là lớp sơn không thể thiếu trong quá trình thi công sơn sàn Epoxy, bởi vì lớp sơn lót (hay còn gọi là Primer) này có khả năng tạo độ kết dính, tăng cường khả năng kết dính của lớp sơn phủ và sàn bê tông. Ngoài ra lớp sơn lót này còn có khả ngăn ngừa hóa chất, nước thẩm thấu xuống sàn bê tông, xi măng.

Sơn lót epoxy trước khi thi công

Do đó, để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, dùng cọ lăn hoặc súng (phun) lớp sơn lót một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, tránh để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót ,nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ sau này, và rất dễ bong tróc.

3.2. Đối với công trình sử dụng sơn epoxy hệ lăn

Thi công lớp sơn phủ đầu tiên: Với lớp sơn Epoxy đầu tiên bạn cần dùng một chiếc rulo lăn, lăn đều tay toàn bộ khu vực cần sơn. Sau khi sơn lớp sơn Epoxy thứ nhất bạn cần chờ cho lớp sơn khô, sau 2 - 3H mới được sơn lớp tiếp theo.

Thi công lớp sơn phủ thứ 2 (hoàn thiện): Đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, có thể đi lại sau 24 - 48h, sau 72h xe cộ có thể đi lại được. Tùy theo yêu cầu của nhà đâu tư mà bạn phải sơn thêm 2 hay 3 lớp nữa để đạt độ dày theo yêu cầu.

sơn epoxy lớp thứ hai

3.3. Đối với công trình sử dụng sơn epoxy hệ tự san

Sơn epoxy tự san phẳng là phương pháp hoạt động theo cơ chế phản ứng hóa học tự cân bằng của sơn. Nó có độ dày gấp nhiều lần so với hệ sơn hệ lăn. Do vậy trước khi tiến hành thi công bạn cần tuần thủ các bước sau:

Dán băng keo xốp ngăn cách khu vực cần thực hiện

Sau khi hút bụi và làm sạch sàn bê tông, bạn bắt đầu dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực cần thực hiện. Bước này giúp ngăn chặn tình trạng sơn tràn hoặc lem ra khu vực khác.

Trộn sơn theo đúng tỉ lệ

Đầu tiên bạn mở nắp cả 2 thùng thành phần A và B của sơn epoxy. Tiếp đến khuấy thùng A đều tay bằng máy khuấy chuyên nghiệp. Đổ thùng thành phần B từ từ vào và trộn đều cả 2 thành phần với nhau (có thể pha thêm dung môi theo tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất). Sau cùng thì có thể đem sơn đi thi công.

Tiến hành đổ sơn ra sàn

Cho sơn ra sàn nhà, rồi dùng bàn cào phủ đều kết hợp với rulo gai phá bọt. Độ dày màng sơn tốt nhất nên nằm trong khoảng từ 1- 3mm. Độ dày cũng phụ thuộc ít nhiều vào kinh nghiệm của đơn vị thi công.

Bước 4: Kiểm tra nghiệm thu công trình

Thường thì sau 24 - 48 tiếng thi công người và các vật có trọng lượng nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn đã được sơn Epoxy. Và đơn vị có thể bàn giao công trình cho đơn vị. Nếu muốn di chuyển vật có trọng tải lớn thì nên chờ khoảng 3 đến 7 ngày sau thi công để đảm bảo lớp sơn được chắc chắn nhất.

>>Xem thêm: Top 10 sơn epoxy tự san phẳng giá tốt và cách thi công

IV. Một số lưu ý sau khi thi công sơn Epoxy

1. Chú ý xử lý bề mặt sơn cẩn thận

Việc làm sạch bề mặt trước khi thi công sơn Epoxy thực sự rất quan trọng và cần được xử lý tuyệt đối để giúp tăng cường độ bám dính của sơn sau này.

2. Khuấy kỹ và đều sơn Epoxy trước khi pha các thành phần sơn với nhau

Khuấy đều sơn là công đoạn thường bị xem nhẹ nên thường nhiều người chỉ khuấy sơ sơ khiến sơn không được khuấy trộn đều, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả khi sơn. Hơn nữa bạn cần pha sơn tuần tự theo các bước như đã hướng dẫn ở trên.

3. Chú ý về thời gian khô của sơn Epoxy

Thời gian trung bình để sơn khô hẳn là 7 ngày. Trong khi đó thời gian tối thiểu để thi công lớp sơn thứ 2 sau lớp sơn thứ nhất nên là 2-3 giờ.

Thi công sơn epoxy cho nền, sàn không hề khó nếu như bạn nắm chắc các bước trên và có một đội thợ thi công chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với tongkhoson.com chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc.

tongkhoson.com: 02438626655

 

Bình luận bài viết: Thi công sơn epoxy cho sàn nhà, xưởng công nghiệp
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc