Sơn dầu có sơn được cho tường không?
Có rất nhiều các câu hỏi mà khách hàng gửi đến tongkhoson.com. Trong nội dung tuần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về "sơn nước có sơn được cho kim loại không”. Tuần này chúng ta hãy tiếp tục đi làm sáng tỏ nội dung “Sơn dầu có sơn được cho tường không” hay không nhé?
I. Sơn dầu là gì? Sơn dầu dùng để làm gì?
Sơn dầu là loại sơn chuyên dùng cho kim loại hoặc gỗ thường có 2 loại là 1 thành phần và 2 thành phần. Loại sơn này thường được ví như là lớp áo khoác bảo vệ ngoài cùng cho gỗ, kim loại và sắt.
- Sơn dầu khá đa dạng về màu sắc cho nên các sản phẩm khi được sơn dầu sẽ trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn và được bảo vệ trước các tác động của môi trường bên ngoài.
- Đối với gỗ tự nhiên, nếu muốn giữ nguyên vẻ đẹp vốn có của gỗ thì có thể sử dụng một lớp sơn dầu bóng không màu trong suốt để sơn lên trên bề mặt vừa có thể bảo vệ, vừa giữ nguyên được vẻ đẹp ban đầu của gỗ.
- Bên cạnh đó có một loại sơn dầu được các họa sĩ ưa chuộng sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật của họ. Sơn dầu chính là nguyên liệu chủ yếu tạo nên các bức tranh, bức ảnh với muôn vàn màu sắc, sắc thái, trạng thái và không gian được vẽ trên bề mặt gỗ, sắt hay kim loại.
Tóm lại, sơn dầu chính là lớp bảo vệ, lớp trang trí giúp cho các vật dụng làm bằng gỗ và kim loại trở nên bền đẹp hơn .
II. Có thể sử dụng sơn dầu cho tường được không?
Như đã trình bày ở trên, sơn dầu là loại chất phủ bề mặt được sản xuất dành riêng cho sản phẩm gỗ và kim loại. Chính vì vậy, để sản phẩm có thể phát huy được hết các công năng của mình thì sơn dầu thường được tư vấn sử dụng cho bề mặt gỗ và kim loại.
Tuy nhiên, cũng có không ít công trình dựa vào tính năng vượt trội của sơn dầu mà sử dụng sơn dầu để sơn cho tường. Và câu hỏi đặt ra ở đây là "sơn dầu được dùng để sơn cho bề mặt tường có tốt không?"
Trên thực tế, sơn dầu cũng được ứng dụng nhiều cho các bề mặt sàn bê tông, ví dụ như các loại sơn Epoxy gốc dầu chẳng hạn
Tóm lại là KHÔNG NÊN sử dụng sơn dầu để sơn cho tường nội và ngoại thất.
Nếu hbạn đang cần một loại sơn để trang trí cho ngôi nhà của mình thì loại sơn bạn cần quan tâm lúc này là sơn nước chứ không phải sơn dầu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hãng sơn nước được người tiêu dùng tin tưởng và bình chọn như: sơn Dulux, sơn Nippon, sơn Kova, sơn Spec, sơn Mykolor,…
III. Quy trình sơn nhà đạt chuẩn
Để ngôi nhà hoàn thiện nhất thì một quy trình sơn nhà đạt chuẩn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sau đây là quy trình thi công chuẩn được thực hiện bởi Thợ Sơn TKS.
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
Với bề mặt tường mới:
- Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng.
- Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột matit hay sơn phủ.
- Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn
- Trước khi tiến hành công đoạn trét bột, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
Với bề mặt tường cũ:
- Với bề mặt tường cũ, cần làm sạch các loại nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột cũ.
- Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn các lớp này đã mất độ bám dính.
- Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi bước vào thực hiện thi công sơn.
Bước 2: Trét matit (có thể có hoặc không)
Trét lớp 1:
- Dùng một trong các loại bột trét (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột). Trộn bột với nước theo tỉ lệ thích hợp. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.
- Trét lớp 1 lên tường bằng dụng cụ thích hợp, sau đó để khô 1-2 giờ và dùng giấy nhám làm phẳng bề mặt.
(lưu ý thi công trét bột sau khi trộn với nước trong vòng 1- 2h)
Trét lớp 2: (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bột sau bám tốt hơn)
- Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
- Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã trét bột.
- Bột sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã trét bột.
- Để khô bề mặt tường đã trét bột sau 24 giờ và tiến hành sơn.
>>> Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn các loại bột trét để có sự lựa chọn phù hợp.
Bước 3: Sơn lót
Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm.
- Sơn một lớp sơn ướt với độ dày vừa phải.
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công.
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ)
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.
Bước 4: Sơn phủ hoàn thiện
Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn tối thiểu 2 lớp sơn màu, sau đó sơn phủ bảo vệ màu lựa chọn:
- Có thể pha thêm tối đa 10% (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công.
- Các lớp sau cách nhau từ 2- 3 giờ.
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng nước sạch.
* Những chú ý khi thi công sơn:
- Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công sơn.
- Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp thi công không đủ thông thoáng, phải mang thiết bị trợ khí.
- Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
- Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo và thoáng mát.
Với những phân tích ở trên tongkhoson.com hy vọng sẽ giúp các bạn đã giải đáp được thắc mắc “sơn dầu có sơn cho tường được không”. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm rằng đối với mỗi bề mặt cụ thể cần phải sử dụng loại sơn chuyên biệt theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đạt được chất lượng tốt nhất. Mọi khó khăn và thắc mắc của các bạn vui lòng liên hệ với tongkhoson.com để được hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất.


