Sơn phản quang cho bề mặt thép mạ kẽm, inox


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Kinh nghiệm mua sơn

 

I. Sơn phản quang là gì?

Sơn phản quang là loại sơn chứa các chất tạo màng phản quang hay còn được gọi với thuật ngữ "bi phản quang". Khi có sự chiếu sáng của tia sáng hay ánh đèn, vật được phủ sơn phản quang sẽ phát huy tác dụng của bi phản quang giúp cho người từ xa dễ dàng quan sát hơn. Sơn phản quang còn được ví như là "ngọn đèn trong đêm".

Sơn phản quang thường được dùng làm vạch kẻ đường, tín hiệu chỉ dẫn, vạch kẻ đường, hệ thống cọc tiêu, vạch phân làn, phân khu vực trong giao thông, các nhà xưởng, tầng hầm, bãi đỗ xe….

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sơn phản quang thì không phải ai cũng biết sơn phản quang tại sao lại phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào, và sơn phản quang có thể sơn lên được các bề mặt sắt thép không hay chỉ sử dụng cho các bề mặt bằng bê tông?

Hiện nay rất nhiều khách hàng lầm tưởng rằng sơn phản quang có thể sơn được trên nhiều bề mặt khác nhau như: bê tông, sắt thép, thép mạ kẽm thậm chí là inox mà độ phản quang của nó vẫn đạt hiệu quả cao. 

Vậy trên thực tế thì sao?

Trên thực tế hầu hết các sơn phản quang chủ yếu được ứng dụng trên các bề mặt bê tông thì sự phản quang mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Còn khi sơn lên các bề mặt sắt thép thì độ phản quang rất kém chỉ được cao nhất là 30 - 40% so với độ phản quang khi sơn trên bề mặt bê tông. Đối với các bề mặt thép mạ kẽm, inox thì hoàn toàn không bám dính và không có độ phản quang. 

Tại sao lại như vậy? hãy cùng Tổng Kho Sơn tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây nhé!

II. Nguyên lý hoạt động của sơn phản quang

Phản quang là hiện tượng phản xạ lại ánh sáng của các viên "bi phản quang" khi có nguồn sáng chiếu vào. Nhờ cơ chế đó mà ánh sáng phản xạ lại vào mắt khiến ta nhìn thấy được mọi vật. Hiện tượng phản quang có 3 kiểu như sau:

  • Khuếch tán
  • Phản chiếu gương
  • Phản quang.

Trong đó, Phản quang là hiện tượng mà ánh sáng chiếu ngược trở lại nguồn sáng.

Sự hoạt động của sơn phản quang trên bề mặt bê tông:

Khi bề mặt bê tông được phủ sơn phản quang, các viên bi (mảng phản quang) sẽ bị che bởi màng sơn nên lúc này độ phản quang sẽ thấp. Nhưng khi có sự ma sát giữa màng sơn và lốp xe các viên bi phản quang sẽ trồi ra khỏi màng sơn, khi gặp ánh sáng chiếu vào thì độ phản quang sẽ cao giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy.

Do vậy, có thể nó sơn phản quang chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi sơn dưới nền đường hay nền nhà xưởng. Ngược lại, khi sơn phản quang lên các biển báo, viền đường thì độ phản quang sẽ thấp, nhất là khi sơn lên các biển báo bằng sắt thép.

son phan quang

III. Sơn phản quang có sơn lên bề mặt thép mạ kẽm, inox được không?

Bề mặt thép mạ kẽm, inox là những bề mặt trơn và nhẵn bóng, hoàn toàn không có chân bám. Hơn thế nữa sơn phản quang lại chứa các viên bi phản quang cho nên việc chúng ta sơn phản quang lên bề mặt thép mạ kẽm hay inox thì sẽ không thể nào bám dính tốt và bền lâu được.

Còn nếu bạn cố tình sử dụng sơn phản quang cho các bề mặt sắt mạ kẽm, inox thì mới đầu sơn phản quang cũng có bám dính, tuy nhiên nó chỉ tồn tại được trong một thời gian rất ngắn và sau đó màng sơn phản quang sẽ nhanh chóng bị bong tróc.

IV. Làm thế nào để sơn phản quang cho sắt thép, kim loại, thép mạ kẽm và inox đạt hiệu quả cao nhất?

Tổng Kho Sơn với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp và thi công sơn phản quang, dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách để sơn được sơn phản quang lên các bề mặt sắt thép, kim loại, thép mạ kẽm và inox để đạt được độ phản quang cao nhất và bền lâu nhất dưới đây:

Trên thực tế, độ phản quang cao hay thấp là phụ thuộc vào độ chiếu sáng và các viên bi phản quang. Do đó:

1. Đối với bề mặt sắt thép, kim loại

Khi sơn phản quang xong chờ khi bề mặt sơn khô (khoảng 2 - 3 ngày) bạn hãy dùng dẻ mềm chà đi chà lại trên màng sơn để cho các viên bi phản quang lộ ra.

son  phan quang cho sat thep kim loai

2. Đối với các bề mặt thép mạ kẽm, inox

Để sơn phản quang có thể bám dính tốt được thì trước tiên hãy sơn một lớp sơn chuyên dụng cho thép mạ kẽm, inox lên trước (lớp sơn này có thể gọi là lớp sơn lót tạo chân bám) rồi sau đó mới thi công lớp sơn phản quang. Và cũng chờ khi bề mặt sơn khô (2 - 3 ngày) hãy dùng dẻ mền chà đi chà lại trên màng sơn để cho các viên bi phản quang lộ ra.

son phan quang cho thep ma kem inox

>>> Mẹo hay cho bạn: Lớp sơn lót tạo chân bám đó có thể sử dụng dòng sơn chuyên cho thép mạ kẽm, inox của sơn ZN, sơn Hòa Phát, sơn Durgo, sơn Đại Bàng… và để cho đỡ tốn sơn phản quang thì hãy lựa chọn màu sắc lớp sơn lót tương ứng với màu sơn phản quang cần dùng.

Như vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bề mặt cần sơn mà cách lựa chọn sơn phản quang cũng như cách thi công phải hợp lý nhất để đáp ứng yêu cầu của các chủ nhà, thợ thầu và chủ đầu tư.

Để mua sơn phản quang chuẩn giá, chuẩn chất lượng bạn hãy liên hệ ngay Đại lý phân phối sơn phản quang chính hãng trên toàn quốc dưới đây:

Liên hệ: 0392.773.199

 

Bình luận bài viết: Sơn phản quang cho bề mặt thép mạ kẽm, inox
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc