Sơn chống thấm trần nhà bê tông mang lại hiệu quả cao
Chống thấm trần là một trong những vị trí khó nhất giai đoạn cực kỳ quan trọng trong thi công sơn chống thấm hoàn thiện ngôi nhà. Bởi đây luôn là vị trí hứng chịu trực tiếp những tác động của thời tiết. Do đó, nó luôn đòi hỏi sự kiên cố, chắc chắn và khả năng ngăn nước tối ưu. Trên thị trường hiện nay có không ít các phương pháp sơn chống thấm trần nhà. Vậy phương pháp nào là mang lại hiệu quả cao nhất? Cùng tongkhoson.com tìm hiểu chi tiết về giải pháp sơn chống thấm trần nhà bê tông mang lại hiệu quả cao dưới nội dung sau đây
I. Khi nào cần chống thấm thấm trần nhà bê tông?
Bê tông là vật liệu thường thấy và cần thiết cho mỗi ngôi nhà. Nhưng trong quá trình sử dụng bê tông nói chung và trần nhà bê tông nói riêng cần phải được chống thấm hợp lí có như vậy mới đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như độ bền của công trình.
Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà. Đó chính là lúc chúng ta cần chống thấm trần nhà bê tông.
Tuy nhiên, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", đừng để đến lúc trần nhà đã bị thấm dột rồi mới cuống quýt với các biện pháp xử lý chống thấm. Lúc này bạn sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ để chống thấm lại cho ngôi nhà.
Chính vì vậy để tránh mất tiền oan bạn nên áp dụng ngay phương án sơn chống thấm sàn bê tông thật chuẩn ngay từ ban đầu để mang lại một ngôi nhà bền vững như ý.
II. Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà bê tông
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thấm dột trần nhà bê tông. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
- Do vật liệu, chất liệu xây dựng không tốt dẫn tới khi mưa, sàn nhà dễ bị nứt gãy, rạn nứt chân chim
- Do sự thay đổi trong cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm. Nứt trần nhà bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng.
- Nhà được chống thấm nhưng vẫn rò rì, rạn nứt bởi: chất chống thấm không tốt, không đạt đảm bảo chất lượng nên khi chịu tác động của thời tiết không có khả năng biến đổi trong môi trường.
- Hệ thống thoát nước của sân thượng kém, bị đọng nước, thiết kế sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa.
III. Sơn chống thấm trần nhà mang lại hiệu quả cao
Phương pháp sơn chống thấm trần nhà mang lại hiệu quả cao hàng đầu hiện nay chính là sử dụng sơn chống thấm Sika. Cụ thể là sử dụng SikaProof Membrane với những ưu điểm vật liệu như sau:
Sikaproof Membrane là vật liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội. Sikaproof Membrane có tác dụng như lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát, dùng để chống thấm sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm, tường, v.v…
Ưu điểm khi chống thấm cho trần nhà bằng Sikaproof Membrane:
- Khả năng thẩm thấu cực tốt, có thể tạo màng liên kết chắc chắn, bít kín mao mạch. Như vậy, nước sẽ hoàn toàn không có cơ hội xâm nhập.
- Là sản phẩm chống thấm bitum polyme gốc nước, việc thi công khá thuận lợi dễ dàng.
- Tuổi thọ vật liệu cao mang đến khả năng bảo vệ cho công trình lâu dài.
- An toàn thân thiện với môi trường vì Sikaproof Membrane không có dung môi và các hóa chất độc hại.
- Co giãn tốt, linh động đối phó trước những thay đổi của thời tiết.
- Chống nhiệt, chống cháy khá lý tưởng.
Với những tính năng ưu việt của mình, Sikaproof Membrane không chỉ là lựa chọn dành riêng cho việc chống thấm trần nhà. Mà hơn thế, Sikaproof Membrane được xem là giải pháp chống thấm dột lý tưởng cho mọi bề mặt bê tông phẳng.
Quy trình chống thấm trần nhà bê tông bằng Sikaproof Membrane như sau:
Kỹ thuật thi công bao gồm 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Mài sạch bề mặt trần nhà sẽ tiến hành thi công. Có thể rửa sạch bằng nước nhưng lưu ý không để đọng.
- Dọn hết chướng ngại vật trên khu vực trần nhà, sân thượng nếu có.
- Loại bỏ hết lớp vụn, vữa, rêu mốc, bụi bẩn,… đang bám trên bề mặt bê tông nếu có.
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và máy móc, dụng cụ cho hoạt động thi công.
- Chuẩn bị vật liệu đầy đủ cho diện tích bề mặt cần xử lý.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Sử dụng Sikaproof Membrane pha loãng với nước để tạo lớp lót chống thấm. Chúng ta có thể trộn Sikaproof Membrane với nước theo tỉ lệ 1: 0.2 ~ 0.5. Sau khi khuấy đều, dùng con lăn hoặc bình xịt để phủ đều lớp hóa chất này. Chú ý phủ thật đều, thật kín để có lớp màng lót hoàn hảo nhất. Sau khi quét xong thì đợi khô trước khi bắt tay vào công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Thi công chống thấm
- Sau khi đã có lớp lót hoàn hảo, chúng ta sẽ phủ trực tiếp Sikaproof Membrane lên. Công cụ sử dụng có thể là con lăn tay hoặc bình phun, máy xịt hóa chất lỏng. Phủ một lớp thật dày, đồng đều để đảm bảo bít kín toàn bộ lỗ hổng, khe nứt bê tông.
- Sau khi kết thúc lớp thứ nhất, đợi khô hoàn toàn.
- Chúng ta sẽ cần tối thiểu 2 – 3 lớp Sikaproof Membrane nguyên chất được phun. Như vậy mới đảm bảo hiệu quả thi công chống thấm tối đa.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thi công chống thấm trần nhà bằng bê tông mang lại hiệu quả cao.Từ đó trang bị thêm cho bạn những kiến thức để chống thấm hữu hiệu cho ngôi nhà của mình. Chúc bạn thành công!
Để mua sơn chống thấm chính hãng hoặc tham khảo giá sơn chống thấm trần nhà là bao nhiêu? Quý khách vui lòng liên hệ với Tongkhoson.com để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: