Các lỗi khi bả matit ô tô thường gặp và cách xử lý


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Kỹ thuật thi công sơn

 

Bả matit là một trong những bước rất quan trọng trong quá trình sơn sửa chữa ô tô. Matit sẽ giúp lấp đầy những vết lõm, trầy xước của ô tô. Giúp bề mặt ô tô trở nên bằng phẳng, đẹp và mịn hơn. Đồng thời cũng khắc phục các lỗi như loang sơn, xọc sơn. Sơn ô tô nếu không đảm bảo được bả matit tiến hành theo đúng quy trình thì rất dễ gặp các lỗi không đáng có. Trong bài viết này, Tongkhoson.com sẽ đưa ra Các lỗi khi bả matit ô tô thường gặp và cách xử lý. Cùng theo dõi nhé!

I. Công dụng của bả matit trong sửa chữa ô tô

Bả matit ô tô là một hợp chất đặc biệt gồm hai thành phần. Được đặc chế từ nguyên chất Polyester Resin 100% và chất làm cứng Hardenner. Matit trét xe chuyên dùng cho ô tô, xe máy, bề mặt nhựa, bề mặt gỗ và trên các bề mặt sắt thép kim loại khác. Công dụng của lớp bả matit trong quá trình Sơn sửa chữa ô tô giúp tái tạo bề mặt vỏ xe ô tô bằng phẳng như ban đầu. Giúp che lấp những vết lõm, xước khi xe bị va chạm. Tạo bề mặt nhẵn bóng và giúp tăng thêm tuổi thọ cho ô tô, giữ bề mặt vỏ không han gỉ.

Công dụng của bả matit trong sửa chữa ô tô

Nếu vỏ xe bị các vết lõm nhỏ khó xử lý triệt để bằng các kỹ thuật làm đồng xe ô tô thì sẽ được đánh bả matit để lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn. Bả matit ô tô có các thành phần chủ yếu gồm nhựa, chất màu, dung môi… thường được tách rời, khi dùng tuỳ theo bề mặt mà sẽ trộn với tỷ lệ phù hợp.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Công dụng của lớp bả matit trong quá trình sơn sửa chữa ô tô

II. Các lỗi khi bả matit ô tô thường gặp và cách xử lý

Dưới đây là một số lỗi hay gặp trong quá trình bả matit ô tô. Cùng Tongkhoson.com tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp của tình trạng đó nhé!

2.1. Lỗi vết matit khi bả matit ô tô thường gặp

Vết matit là một đường xuất hiện tại ranh giới của khu vực mài matit và lớp sơn cũ khi lớp matit thấp hơn hoặc cao hơn bề mặt lớp sơn cũ, sau khi sấy khô cưỡng bức lớp sơn ngoài cùng.

Nguyên nhân: 

  • Bề rộng của mép mài mí quá hẹp.
  • Độ phủ của lớp sơn lót bề mặt là không đủ (sử dụng sơn lót bề mặt loại dung môi một thành phần

Giải pháp:

  • Chắc chắn chiều rộng của mí là phù hợp.
  • Hãy sử dụng sơn lót bề mặt loại Urethan.

Sửa chữa: Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến khi đủ độ nhẵn, sau đó phun sơn lót bề mặt và sơn sửa lại cả tấm.

Ghi chú: Co ngót sơn có thể xảy ra ở ranh giới của sơn lót bề mặt và lớp sơn cũ vì vậy hãy tiến hành sơn sửa lại cả tấm.

Lỗi vết matit khi bả matit ô tô thường gặp

2.2. Xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt

Chúng giống như các bọt khí , túi khí lưu lại trên bề mặt của matit , tạo các lỗ nhỏ trên đó .

Nguyên nhân : khí và các bọt khí bị giữ lại trong mát tít trong suốt quá trình mixing , hoặc trong quá trình bả lên mặt kim loại .Các bọt khí này được giải thoát khi bạn chà giâý nhám và các lỗ nhỏ được tạo ra. Khí và bọt khí bị bẫy lại do: quá trình trộn matit và chất tạo cứng, do quá nhiều chất tạo cứng .

Sửa chữa: phủ thêm một lớp matit, tốt nhất dùng loại poliester, sau đó nhám lại .

Cách tránh: trong khi trộn matit và chất cứng phải miết và kéo đều, khi bả nhớ đừng bả một lớp quá dầy (tham khảo nhà cung cấp), nhớ chú ý tỷ lệ các thành phần .

3.3. Lỗi không lấp được vết lõm theo khuôn xe

Nguyên nhân: bề mặt cần sơn còn ướt, khi bả matit bị bở không thể tạo được khuôn xe

Sửa chữa: Lau bề mặt thật khô sau khi đánh giấy nhám khô. Bả một lớp matit vào bề mặt trầy xước để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm theo đúng khuôn chuẩn của xe. Bước này tiến hành cẩn thận, chú ý lau khô bề mặt. Công đoạn này cần tay nghề kinh nghiệm, và cẩn thận người thợ.

 Lỗi không lấp được vết lõm theo khuôn xe

3.4. Các lỗi bả matit bị bong hoặc nứt

Matit đã bả đang ướt sẽ nóng lên thông qua nhiệt phản ứng trong nó. Vì vậy, thúc đẩy được phản ứng làm khô.

Nguyên nhân: Nung nóng và sấy khô matit ở nhiệt độ trên 50oC sẽ khiến lớp matit bong ra hoặc nứt. 

Sửa chữa: Luôn để ý và kiểm tra quá trình sấy matit. Nhiệt độ sấy khô nên dưới 50oC để đảm bảo quá trình sấy đạt hiệu quả.

III. Quy trình bả matit đúng kỹ thuật

Khi phủ bả matit lên vỏ thép xe ô tô, theo kỹ thuật chuẩn thường có 4 bước:

  • Lần thứ nhất lấy 1 lớp mỏng, giữ dao bả vuống góc, miết ép để bả trám đầy các vết xướt trên sơn chống gỉ do đánh nhám
  • Lần thứ hai lấy lượng nhiều hơn, nghiêng dao từ 35 đến 45 độ, đánh từ trong ra ngoài, càng ra mép càng nghiêng dao để tạo lớp mỏng.
  • Lần thứ ba thực hiện tương tự lần hai
  • Lần cuối giữ dao gần như áp sát bề mặt để làm phẳng bề mặt

Lớp bả matit sau khi hoàn tất thường phải cao hơn một chút so với bề mặt chung để trừ hao phần đánh mài nhẵn. Sau khi bả matit sẽ sấy khô bả và đánh nhám tạo hình, đám nhám để tăng cường độ kết dính cho lớp sơn lót.

Trên đây, Tongkhoson.com đã giới thiệu tới các bạn Các lỗi khi bả matit ô tô thường gặp và cách xử lý. Chính vì thế, khi bả matit cần có quy trình thi công chuẩn, đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao nhất và không mắc các lỗiMọi thắc mắc, tư vấn sản phẩm và báo giá vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

tongkhoson.com: 0392.773.199

Bình luận bài viết: Các lỗi khi bả matit ô tô thường gặp và cách xử lý
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc