Kinh nghiệm thi công chống thấm cho mái nhà


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Kỹ thuật thi công sơn

 

Có thể nói hệ mái của một ngôi nhà chính là là phần vô cùng quan trọng giúp bảo vệ ngôi nhà trước các điều kiện thời tiết mưa nắng. Tuy nhiên mái nhà cũng chính là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước mưa - nguyên nhân chính gây nên tình trạng thấm dột.

Bạn luôn được các chuyên gia tư vấn rằng nên thi công chống thấm cho ngôi nhà ngay từ ban đầu để đảm bảo ngôi nhà được bảo vệ tuyệt đối và lâu dài trước những điều kiện tác động của ngoại cảnh.

Vậy chống thấm cho mái nhà như thế nào là hiệu quả nhất? Cùng tham khảo những kinh nghiệm thi công chống thấm mái nhà chi tiết dưới nội dung chia sẻ từ các chuyên gia sau đây.

Kinh nghiệm thi công chống thấm cho mái nhà

I. Nguyên nhân gây thấm dột mái nhà

Có thể bạn cũng biết, muốn “chữa bệnh” thì phải “chữa từ gốc”. Có nghĩa là muốn chống thấm triệt để thì cần phải chữa được từ nguyên nhân gốc rễ gây ra thấm dột. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra thấm dột ở mái nhà?

1. Nguyên nhân gây thấm dột mái tôn, mái ngói

  •  Mũ đinh bị dột.
  •  Gioăng cao su tại mũ đinh bị mục.
  •  Do tác động của gió làm mũ đinh bị bật dẫn đến hở gioăng.
  •  Do các vị trí nối tôn bị nước tràn vào vì độ dốc mái quá nhỏ.
  •  Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ, kém chất lượng.
  •  Tại các vị trí mũ đinh và chỗ trũng bị đọng nước trên mái tôn, tôn bị sét, rỉ, mục.
  •  Do ngói bị vỡ.

2. Nguyên nhân gây thấm dột mái nhà bằng bê tông

Mái nhà bằng bê tông thường ít xảy ra tình trạng thấm dột. tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng này thì nguyên nhân là do công tác chống thấm không được tiến hành đúng kỹ thuật.

II. Kinh nghiệm thi công chống thấm mái nhà hiệu quả

Sau khi đã xác định được các nguyên nhân gây ra thấm dột, ta bắt đầu đi vào phương pháp thi công chống thấm mái nhà cho từng trường hợp như sau:

1. Chống thấm cho nhà mái bằng

Đối với những ngôi nhà mái bằng, phương án chống thấm được thực hiện bao gồm các bước sau:

Chống thấm cho nhà mái bằng

Bước 1: Làm sạch bề mặt và loại bỏ những lớp sơn vữa bị bong tróc.

Bước 2: Tiến hành trám lại các vết nứt bằng hỗn hợp nước pha xi măng theo tỉ lệ 5:1.

Bước 3: Dùng vật liệu chống thấm phủ lên trên bề mặt các vết nứt.

Bước 4: Dùng hỗn hợp bitum polyme với màng sợi gia cường có tính composit, tạo nên độ ổn định và độ bền cho mái nhà.

Bước 5: Sử dụng sơn chống thấm quét lên toàn bộ bề mặt bên trong của mái nhà bê tông.

2. Chống thấm cho nhà mái tôn, mái ngói

Để chống thấm cho mái nhà bằng ngói hoặc bằng tôn thì phải chỉnh lại mái ngói.

Chống thấm cho nhà mái bằng, mái ngói

  • Ngoài ra thì chúng ta có thể sử dụng hỗn hợp tạo thành từ cát, xi măng và phụ gia chống thấm với tỉ lệ phù hợp để trét một lớp dày lên vị trí bị thấm dột.
  • Riêng với mái tôn, nếu bị thấm dột do đinh vít thì cần vít đinh mới và vít chặt lại để ngăn không cho nước thấm vào bên trong.
  • Để tăng thêm hiệu quả thì có thể sử dụng thêm sơn chống thấm để sơn lên vị trí đóng đinh vít. Tại các vị trí mối nối, sử dụng thêm một số vật liệu để che chắn kỹ hơn, đồng thời khi thi công các mối nối thì cần cẩn thận hơn để không tạo ra các khe hở

3. Kết hợp một số ý tưởng thiết kế nhà ngay từ ban đầu

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số khái niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà như sau:

  • Lưu ý đối với các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt thì bạn nên sử dụng các biện pháp che chắn và giảm bức xạ như thiết kế tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước để giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.
  • Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang giống như… mặt bàn mà chúng ta nhìn thấy. Do đó, bạn phải biết tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa.

Vì vậy nhiều gia chủ đã ngẫm nghĩ ra rằng: nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như : tập thể dục, trồng cây cảnh,..  Còn nếu như không sử dụng thì tốt nhất là bên trên mái bằng nên lợp thêm lớp ngôi hoặc tôn để đỡ phải chống thấm vừa đỡ để trống.

  • Trong các biện pháp chống thấm mái nhà thì có đến 50% liên quan đến đường cấp ống thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối,… những công đoạn sẽ có thể sai sót mà gây ra thấm dột. Nên chúng ta cần lưu ý đối với công đoạn nào cũng phải chú ý hết sức tỉ mỉ, nếu không một khi hiện tượng thấm xảy ra sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu vô cùng.

>>> Có thể bạn quan tâm Chống thấm mái nhà như thế nào?

III. Kết Luận!

Trên đây chính là phương pháp thi công chống thấm cho mái nhà được chia sẻ bởi các chuyên gia chống thấm của Tongkhoson.com. Bạn có thể thấy, để chống thấm hiệu quả cho mái nhà cần có sự phối hợp đồng bộ ngay từ đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, kỹ thuật phương pháp thi công, sử dụng và bảo dưỡng công trình,…Hy vọng với những chia sẻ này của Tongkhoson.com sẽ giúp cho bạn rút ra được những kinh nghiệm quý báu để chống thấm hoàn thiện cho công trình của mình.

Nếu bạn có nhu cầu mua sơn chống thấm chính hãng hoặc tìm đơn vị chống thấm chuyên nghiệp hàng đầu với giá thành ưu đãi nhất. Hãy nhanh tay liên hệ với Tongkhoson.com để được hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

Mua sơn liên hệ: 0962.855.339

Bình luận bài viết: Kinh nghiệm thi công chống thấm cho mái nhà
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc