Sử dụng sơn epoxy chống tĩnh điện là việc làm cần thiết trong các nhà máy, nhà xưởng nhằm mang đến sự an toàn cũng như tính thẩm mĩ của đơn vị. Các dòng sơn epoxy chống tĩnh điện dưới đây do tongkhoson.com cung cấp chắc chắn sẽ phù hợp với công trình và “túi tiền” của quý khách hàng. Cùng tham khảo ngay bên dưới nhé!

Sơn chống tĩnh điện epoxy được cho là giải pháp hoàn hảo trong việc triệt tiêu các điện tích được tích tụ lâu ngày trên các bề mặt sàn. Hạn chế tối đa các nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình làm việc bởi các ma sát. Đồng thời còn đảm bảo về tính thẩm mỹ, dễ dàng vệ sinh, lau chùi và chống chịu tốt với các loại hóa chất khác nhau như axit, bazo,…

Vậy liệu bạn có thực sự hiểu sơn epoxy chống tĩnh điện là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Ưu điểm và ứng dụng như thế nào? Quy trình chuẩn để thi công có khác gì so với những loại sơn epoxy khác. Câu trả lời đều có trong bài viết dưới đây.

I. Sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn có chứa 2 thành phần, có tác dụng loại bỏ các trường hợp sàn bị nhiễm tĩnh điện, phóng điện do trong quá trình hoạt động, ma sát tạo ra. Hạn chế tối đa các tình trạng cháy nổ, hỏa hoạn khi gặp các tia lửa.

Với lớp phủ chuyên dụng chống tĩnh điện rất thích hợp với các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến công nghiệp điện. Mặc sàn sạch sẽ, bằng phẳng, láng mịn, liền khối, tính cơ học luôn được giữ ổn định, mức độ kháng hóa chất cực kì cao.

II. Nguyên lý hoạt động sơn chống tĩnh điện Epoxy

Phương pháp triệt tiêu điện tích, tích tự trên mặt sàn

Phân tán và triệt tiêu điện tích là 2 yếu tố chính trong nguyên ý hoạt động của sơn chống tĩnh điện epoxy:

+ Phân tán chính là khả năng chia nhỏ các điện tích để trung hòa chúng. Khi mặt sàn nhiễm điện chúng sẽ được thẩm thấu qua nhiều các lớp sơn epoxy để xử lý và dẫn xuống đất thông qua các đường dây đồng. Vì thế tình trạng phóng điện sẽ không còn xảy ra nữa.

+ Triệt tiêu điện tích là ở phần bề mặt sàn thường sẽ sở hữu 1 lớp sơn epoxy có điện trở cao hơn. Với nhiệm vụ chính đó là kiểm soát, hài hòa các loại điện tích được tạo ra từ ma sát trong quá trình hoạt động của máy móc, con người.

III. Sơn epoxy chống tĩnh điện gồm những loại nào?

Sơn epoxy chống tĩnh điện gồm 2 loại chính:

+ Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn: Được thi công bằng dụng cụ lăn rulo, các hệ thống dây đồng sẽ được nối trực tiếp cuống đất, một lớp sơn lót và lớp sơn phủ chống tĩnh điện. Thường sử dụng cho các công trình không yêu cầu quá cao về trọng tải chịu đựng, ở mức trung bình là phù hợp.

+ Sơn epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng: Giải pháp thi công này bao gồm dây dẫn đồng nối đất, lớp xử lý mặt sàn, lớp sơn lót, lớp sơn san phẳng chống tĩnh điện và lớp than hoạt tính. Thích hợp với các công trình đòi hỏi cao về chất lượng, trọng tải và mỹ quan.

IV. Sơn Epoxy chống tĩnh điện có ưu điểm gì?

Một số ưu điểm nổi bật của sơn Epoxy chống tĩnh điện đó là:

- Chống tích điện, hạn chế cháy nổ nguy hiểm.

- Tạo mặt sàn có độ bền cao và tuổi thọ dài lâu.

- Mang lại tính thẩm mỹ cao, tạo bề mặt láng mịn giúp vệ sinh, lau chùi dễ dàng.

- Tiết kiệm chi phí liên quan đến điện năng.

- Đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mức độ an toàn trong quá trình sử dụng.

- Khả năng chống lại sự mài mòn, tác động xấu của hóa chất, môi trường, con người.

- Tạo bề mặt ổn định, vững chắc, chống lại những tác động của thời tiết, nhiệt độ.

- Độ dày khoảng 0,5 – 3mm gia tăng sự bền bỉ cho công trình thi công.

V. Ứng dụng của sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện

Nhắc đến sơn epoxy chống tĩnh điện không phải ai cũng nắm được những ứng dụng của chúng. Trong đó phải kể đến ứng dụng cho nhiều loại công trình khác nhau như:

- Các nhà máy công nghiệp điện, linh kiện điện tử, chip,….

- Trung tâm kiểm định, đo lượng, nhà máy sản xuất vũ khí, thuốc nổ,…

- Các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, công nghiệp nặng.

- Các công trình y tế như phòng hồi sức, phòng mổ, phòng xét nghiệm,…

- Các khu vực sản xuất, gia công các loại hàng hóa dễ cháy nổ.

VI. Thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện cần phải làm những gì?

Bước 1: Tạo chân bám, dùng thiết bị đặc dụng để thực hiện việc mài mặt sàn, tạo nhám.

Bước 2: Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, vệ sinh sạch sẽ các vết dầu mỡ, hóa chất bằng dung môi.

Bước 3: Thực hiện lớp sơn lót nhằm đảm bảo độ cứng cho mặt sàn, đồng thời nâng cao khả năng bám dính giữa các lớp sơn epoxy với mặt sàn.

Bước 4: Kiểm tra lại lần nữa để xử lý các khuyết điểm xuất hiện trên mặt sàn nếu có, thực hiện bả vá.

Bước 5: Thi công hệ thống các dây dẫn bằng đồng để nối trực tiếp xuống đất.

Bước 6: Thực hiện thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần 1.

Bước 7: Khi sơn khô thực hiện rà soát, kiểm tra, chà ráp và vệ sinh loại bỏ các bụi bẩn hay sạn còn vương vãi.

Bước 8: Thực hiện thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần 2.

Bước 9: Kiểm tra, phân tích, đo đạc các chỉ số điện trở.

Bước 10: Nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Tham khảo chi tiết các bước thi công sơn epoxy chống tĩnh điện tại đây 

Nếu bạn có công trình cần thi công, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số Hotline: 0962.855.339

Chúng tôi không ngại đường xa để tới tận công trình của bạn. Mục đích của chúng tôi thấy được nền sàn của bạn như thế nào khi đó chúng tôi sẽ tư vấn kỹ hơn khi trao đổi qua điện thoại. Sau khi khảo sát bạn không chọn dịch vụ của chúng tôi cũng không sao chúng tôi rất vui vẻ và quan trọng hơn để biết được mình được tích lũy thêm kinh nghiệm.

Tổng Kho Sơn - tongkhoson.com sẵn sàng tư vấn cho bạn để chọn lựa màu sắc, chủng loại, giá cả, thời gian thi công, vv….

tongkhoson.com: 0962.855.339

THI CÔNG SƠN

Sơn cửa sắt có cần pha không? Hướng dẫn pha sơn cửa sắt đúng kỹ thuật

Sơn cửa sắt có cần pha không? Hướng dẫn pha sơn cửa sắt đúng kỹ thuật

Nhiều bạn đang thắc mắc: Sơn cửa sắt có cần pha không? Một số loại sơn sắt yêu cầu cần phải tiến hành pha sơn mới đem lại hiệu quả sử dụng cao.  Tongkhoson.com sẽ Hướng dẫn pha sơn cửa sắt đúng kỹ thuật để các bạn tham khảo nhé!

Xem thêm  
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc