Tổng hợp nguyên nhân và cách xử lý tường bị thấm nước


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Chống thấm tường

 

Tường bị thấm nước không chỉ gây mất thẩm mỹ mà để về lâu về dài có thể gây hỏng kết cấu của toàn bộ ngôi nhà hơn nữa các vi khuẩn hay nấm mốc từ vị trí bị thấm nước ban đầu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy khi phát hiện hiện tượng tường bị thấm cần có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra.

Vậy cách xử lý tường bị thấm nước ra sao? Bài viết này sẽ tổng hợp về những nguyên nhân và hướng dẫn bạn cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả, nhanh chóng và chất lượng tuyệt đối.

nguyên nhân và cách xử lý tường bị thấm nước

Để có những biện pháp chống thấm hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân gây thấm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những nguyên nhân gây thấm có thể xảy ra ngay tại nhà của bạn.

I. Các nguyên nhân khiến tường bị thấm nước

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới tình trạng thấm nước các công trình. Trong đó yếu tố khi hậu có thể gây ảnh hưởng không ít tới công tác phòng chống thấm dột cho các công trình.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với kiểu thời tiết đặc trưng: nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nhiệt độ chênh lệch lớn… Điều này tạo nên hiện tượng co ngót, cong vênh, giãn nở khác nhau giữa các loại vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình (trần nhà, móng, tường, tầng hầm…

Chính vì thế bạn cần thực sự quan tâm đến các biện pháp phòng chống thâm dột ngay từ khi bắt đầu xây dựng công trình.

Có một thực tế là rất nhiều người cho rằng chống thấm chỉ là vai trò của vữa và lớp sơn phủ ngoài. Với suy nghĩ chỉ cần lựa chọn loại vữa thật tốt, lớp sơn thật bền là chắc chắn căn nhà được bảo vệ hoàn toàn trước tác động bất thường của thời tiết. Điều này thật sự không đúng và thiếu hiểu biết về chống thấm. Hãy có những quan tâm cần thiết và chính xác cho việc chống thấm nhà.

Một trong những nguyên nhân nữa có thể dẫn đến hiện tượng thấm dột chính là nằm ở Quy trình sơn nhà và thi công lắp đặt các hộp kỹ thuật không đồng bộ với thiết kế.

Tường nhà bạn đang bị thấm nước vì nguyên nhân gì? Dưới đây là một số nguyên nhân và thực trạng tường bị thấm phổ biến nhất hiện nay.

  • Tường ngoài rạn nứt hoặc không được trát khiến nước theo mạch vỡ thấm vào làm tường trong bị thấm ẩm
  • Thấm chân tường do nhà cũ sử dụng lâu năm
  • Mái nhà cũ, bị nứt vỡ khiến nước mưa và hơi ẩm nước thấm xuống tường nhà. Phần lớn ở những vị trí như ống thoát nước ở sàn, các góc tường, vị trí giáp lai tường, rãnh nước trên mái nhà bị hư hỏng làm cho nước, hơi ẩm thẩm thấu qua vết nứt chân chim, nứt ở cổ trần, mao mạch rỗng của các bức tường gây thấm xuống trần và tường.
  • Sàn nhà vệ sinh bị nứt, vỡ, hoặc ống thoát nước, hộp kỹ thuật chân tường bị rạn nứt khiến tường nhà bị thấm nước.
  • Do tắc, hoặc hư hỏng đường ống nước và một số nguyên nhân khác...

Bên trên là sự tổng hợp về các nguyên nhân có thể gây thấm dột cho nhà của bạn. Vậy cách xử lý tường bị thấm nước ra sao? Cùng tongkhoson.com tìm ra biện pháp thi công chống thấm phù hợp nhất với trường hợp tường bị thấm nước của nhà bạn nhé!

II. Cách xử lý tường bị thấm nước

Có thể bạn chưa biết rằng đối với các công trình xây dựng ở nước ngoài thì chống thấm là công đoạn không thể thiếu được. Tuy nhiên trong xây dựng tại Việt Nam thì công tác chống thấm đang còn rất xem nhẹ, cưa được thực hiện bài bản. thậm chí quy tình chống thấm còn bị cắt xén để giảm chi phí và hầu hết các công trình đều bỏ qua công đoạn quan trọng này. Có một thực tế đáng buồn là các chủ đầu tư chỉ thực hiện việc sửa chữa khi công trình đưa vào sử dụng hoặc đã bị thấm dột dưới tác động của môi trường.

Hiểu được điều đó chúng tôi luôn khuyên bạn "hãy xử lý chống thấm ngay hôm nay - Để nhà đẹp mai sau."

Tại sao các chuyên gia luôn luôn khuyên bạn nên chống thấm cho công trình ngay từ ban đầu. Là bởi vì chống thấm ngay trong giai đoạn xây dựng khi mà bê tông vẫn còn chưa khô hẳn sẽ tạo điều kiện cho các vật liệu chống thấm ăn sâu vào trong kết cấu từ đó giúp tăng khả năng chống thấm tốt hơn. Thêm nữa chống thấm khi công trình đã xảy ra thấm dột thường rất tốn kém hơn nữa đây chỉ là một cách đối phó tạm thời bởi vì hiện nay chưa có một sản phẩm chống thấm nào có thể mang lại hiệu quả gọi là vĩnh cửu.  

Trên đây chính là lý do vì sao bạn nên "phòng hơn chống" là vậy.

III. Cách chống thấm tường nhà mới xây

Có 4 cách chống thấm tường nhà mới xây phổ biến nhất hiện nay là:

  • Cách 1: Sử dụng sơn chống thấm hệ pha xi măng
  • Cách 2: Sử dụng các loại vật liệu chống thấm dạng thẩm thấu
  • Cách 3: Sử dụng hợp chất chống thấm dạng quét
  • Cách 4: Sử dụng sơn chống thấm PU

Mỗi phương pháp trên đều có những ưu điểm riêng trong cách thi công và độ bền qua thời gian là khác nhau. Hiện nay để chống thấm cho nhà mới xây, các loại sơn chống thấm pha xi măng được sử dụng phổ biến hơn cả.

>>> Để biết loại sơn chống thấm pha xi măng nào hiệu quả nhất cho tường mới xây bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: 10 hãng sơn chống thấm tốt nhất hiện nay

1. Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm pha xi măng

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Đối với nền xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyện đối rêu mốc, sơn cũ, bụi phấn và các lớp xi măng đã bị phong hóa.
  • Đối với tường, nền mới cần để khô ít nhất 21 ngày cho kết cấu xi măng được ổn định, rồi mới tiến hành phủ Sơn chống thấm

Để đảm bảo cho sơn chống thấm bám dính tốt và ít tiêu tốn, cần làm ẩm bề mặt thi công bằng cách dùng rulo lăn 1-2 lớp nước sạch trước khi thi công.

Bước 2: Tỷ lệ pha trộn sơn chống thấm

1 kg chống thấm + 1 kg xi măng + 0.5 lít nước

Lưu ý: Trộn xi măng với nước để được hỗn hợp xi măng sau đó mới trộn hỗn hợp đó với sơn chống thấm.

Dùng gậy hoặc mấy trộn chuyên dụng khuấy đều hỗn hợp sơn chống thấm trên sao cho đồng nhất. Có thể sử dụng sơn chống thấm nguyên chất để thi công trực tiếp.

Bước 3: Tiến hàng thi công

  • Dụng cụ thi công: Dùng chổi cọ, rulo hoặc máy phun sơn có khí.
  • Thi công 2 - 3 lớp hỗn hợp chống thấm đã pha trộn ở trên bằng dụng cụ thi công thích hợp.
  • Mỗi lớp cách nhau 6 - 8 giờ
  • Để sơn chống thấm khô 01 - 02 ngày trước khi sơn phủ các lớp sơn khác.
  • Độ cứng sơn chống thấm đạt tuyện đối sau 7 ngày.

Lưu ý: Đối với nền/sàn nhà: Khuyên dùng Sơn chống thấm chuyên dụng cho sàn

Nếu đã trộn sơn chống thấm với xi măng thì phải dùng trong vòng 01 giờ, sau thời gian trên sản phẩm sẽ bị đông cứng chính vì vậy nên dùng đến đâu pha trộn đến đó.

Một số lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm:

  • Không thi công sơn chống thấm khi trời mưa hoặc trong môi trường ẩm ướt để đạt tính thẩm mỹ của bề mặt sau khi hoàn thiện và kết quả chống thấm tốt nhất.
  • Thời gian khô: trong điều kiện nhiệt độ môi trường ở 30 oC và độ ẩm không khí là 80%: khô bề mặt 1-2 giờ.

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, khả năng chống thấm của loại sơn này có thể suy giảm do chịu tia nắng mặt trời phá hủy. Để hiệu quả chống thấm tốt nhất, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kết hợp chống thấm cách 1 và cách 2.

2. Sản phẩm chống thấm hiệu quả

Cụ thể như sau: Trước khi phủ lên tường lớp chống thấm pha xi măng hãy phun dung dịch chống thấm thẩm thấu Water Seal DPC lên bề mặt tường đã được làm sạch. Do Water Seal DPC thẩm thấu sâu vào trong lớp vữa của tường đồng thời bịt kín các lỗ mao rỗng và vết nứt chân chim của tường giúp tăng độ liên kết cho vữa tường đồng thời lớp chống thấm dày từ 10 - 20 mm, nước mưa không thể thẩm thấu qua được lớp chống thấm rất dày này.

dung dịch chống thấm thẩm thấu Water Seal DPC

Water Seal DPC còn được mệnh danh là hợp chất chống thấm vĩnh cửu bởi khả năng chống thấm của nó vượt ngoài mong đợi của các chuyên gia chống thấm. .

XEM THÊM:

Với phương pháp chống thấm này, tường nhà bạn sẽ có khả năng chống thấm lên tới 20-30 năm so với việc chỉ sử dụng sơn chống thấm pha xi măng (5-7 năm).

Đối với các bức tường không trát được, sử dụng Water Seal DPC để phun ngay bên phía ngoài tường cũng là biện pháp xử lý chống thấm tường hữu hiệu nhất dành cho bạn.

Hiên nay sơn chống thấm Water Seal DPC được bán tại tongkhoson.com với giá 1.000.000 đồng / can. Để mua sơn chống thấm Water Seal DPC bạn có thể liên hệ qua số CSKH: 0962.855.339

IV. Cách chống thấm tường cũ

Với trường hợp tường bị thấm nhẹ, biên pháp xử lý chống thấm cho tường cũ thường là biện pháp chống thấm ngược. Để xử lý chống thấm ngược cho tường nhà bạn hãy quan tâm tới các sản phẩm sơn lót gốc dầu. Sơn lót gốc dầu là sơn lót trong thành phần có chứa Pliolite, keo Acrylic Resin và các chất phụ gia đặc biệt, có khả năng kháng kiềm, chống phấn hóa, chống nấm mốc, chống ố và đặc biệt là chống thấm ngược.

Với trường hợp tường bị thấm nặng, để chống thấm bạn cần làm xử lý như sau:

Trước tiên phải cạo sạch sơn bị bong tróc hay bột bụi bằng bàn chải cứng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc của các hãng sơn để rửa sạch khu vực bị thấm. Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1- 2 lớp sơn chống thấm lên trên.

>>> Xem chi tiết các bước hướng dẫn cách xử lý tường bị thấm nước cho tường cũ tại đây

Trên đây là một vài cách xử lý tường bị thấm nước. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này hoặc muốn thuê một dịch vụ chống thấm tường nhà uy tín, chất lượng đảm bảo thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề, được đào tạo bài bản. Chúng tôi sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo tường nhà bị ngấm nước một cách dứt điểm nhanh chóng và khiến ngôi nhà của bạn bền đẹp mãi với thời gian.

Chi tiết liên hệ:

Liên hệ: 0962.855.339

Bình luận bài viết: Tổng hợp nguyên nhân và cách xử lý tường bị thấm nước
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc