Quy trình quét sơn tường nhà đúng chuẩn có thể bạn chưa biết
Sơn tường nhà là một công việc yêu cầu kỹ thuật đúng chuẩn, sự tỉ mỉ trong từng đường lăn sơn để tạo nên những công trình bền đẹp hoàn thiện. Và có một sự thật thì không phải ai cũng hiểu rõ về quy tình quét sơn tường nhà đúng chuẩn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên thi công sơn cho các hạng mục công trình lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Tongkhoson.com xin chia sẻ đến bạn đọc quy trình quét sơn tường nhà đúng chuẩn nhất dưới đây. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây nhé.
Có thể bạn chưa biết độ bền của lớp sơn đạt được phụ thuộc và 2 yếu tố cơ bản là: chất lượng sơn và kỹ thuật của đội thợ thi công sơn nhà có chuyên nghiệp hay không. Một quy trình quét sơn tường nhà đúng chuẩn là bao gồm các bước sau:
1. Đối với sơn nhà mới xây
Đầu tiên nếu tường nhà bạn xảy ra hiện tượng thấm dột thì không có cách nào khác là bạn phải thực hiện chống thấm ngay nếu không sẽ ảnh hưởng về lâu về dài. Nếu như bạn không khắc phục thấm dột thì dù bạn có sơn lớp sơn mới lên thì lớp sơn mới vẫn sẽ chịu ảnh hưởng không ít bởi hiện tượng thấm và tiếp tục bị hư hỏng.
Quy trình thi công sơn chống thấm trộn xi măng:
+ Tiến hành vệ sinh bề mặt, kiểm tra bề mặt tường thi công sơn, chám chét các vị trí nứt hoặc chưa kín trước khi thi công sơn.
+ Tường sơn chống thấm trộn xi măng: pha trộn xi măng và chống thấm theo đúng tỉ lệ quy định của nhà sản xuất
+ Lăn kỹ 2 lớp sơn chống thấm, sơn từ trên xuống dưới.
Một số lưu ý khi sơn chống thấm nhà:
- Để tránh vón cục, thợ thi công sơn trộn xi măng với nước trước, sau đó đổ sơn vào khuấy đều chờ 3 phút cho hỗn hợp quện đều.
- Số sơn đã pha trộn với xi măng phải được sơn hết ngay trong ngày, để sang hôm sau xi măng sẽ vón cục và không đảm bảo chất lượng chống thấm nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm Thi công chống thấm của tongkhoson.com
Quy trình bả matit tường nhà
+Thực hiện bả matit tường sẽ làm cho tường nhẵn mịn, đồng đều và tốn ít vật liệu sơn hơn tuy nhiên sẽ tốn nhân công hơn và lớp sơn không bền và dễ bị bong tróc hơn so với sơn trực tiếp.
+ Chuẩn bị bột bả, pha với nước theo tỉ lệ nhất định (theo từng loại là khác nhau được in trên bao bì), sau đó khuấy đều và thực hiện bả tường theo đúng kỹ thuật.
Quy trình sơn lót tường nhà
Sơn lót toàn bộ nhà theo quy trình từ bên ngoài nhà rồi sơn lót trong nhà, từ trên tầng cao xuống tầng thấp. Sơn lót bằng chổi lăn và chổi quét sao cho lớp lót phủ đều toàn bộ nhà.
Trung bình lớp lót thường (8 – 10 m2/ 1lít sơn lót) tùy theo bề mặt tường là đạt yêu cầu. Lớp lót này cần có thời gian chờ khô do vậy bạn nên sơn lần lượt theo thứ tự trên sẽ tạo cho bề mặt sơn lót khô đều.
>>>Tham khảo thêm sử dụng sơn lót là lãng phí??
Quy trình sơn hoàn thiện ngôi nhà
Sau khi thực hiện xong quá trình sơn lót thì bước cuối cùng chính là sơn hoàn thiện mang lại lớp áo khoác cho ngôi nhà theo mong muốn của bạn.
Quy trình thi công sơn mầu cũng như sơn lót: sơn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Đảm bảo sơn mầu 2 lớp, mỗi lớp cách nhau thời gian chờ khô ít nhất 2 tiếng.
2. Đối với nhà dặm vá và sơn sửa lại
Đối với những công trình sơn sửa dặm vá lại thì có một số chú ý như sau:
+ Kiểm tra chính xác mã màu sơn, điều này rất cần thiết vì không ai muốn sở hữu một ngôi nhà với nhiều màu khác nhau trên cùng một bức tường phải không nào?
+ Chú ý lăn sơn đều và nhẹ tay, tán đều sơn ra những vùng xung quanh miếng dặm vá.
+ Lưu ý rằng cho dù dặm vá kỹ thế nào đi nữa thì vết dặm vá vẫn có một chút khác biệt nhỏ so với mảng tường còn lại. Sự khác biệt này dễ thấy nhất khi nhìn nghiêng hoặc dưới ánh đèn. Lý do vì vị trí xung quanh chỗ dặm vá, số lớp sơn là 3 - 4 lớp so với 2 lớp ở những chỗ còn lại và độ dày của 4 lớp sơn khác với độ dày của 2 lớp sơn, dẫn đến sự khác độ bóng cũng như khác màu với khu vực không dặm vá
+ Bạn tuyệt đối tránh thực hiện dặm vá với các loại sơn bóng vì sơn bóng sẽ dễ dàng để lộ vết dặm vá.
+ Để thi công tối ưu, chỉ nên sơn công trình với 1 lớp phủ. Sau khi hoàn tất việc lắp đèn, điện, cửa... hay dặm vá những chỗ tường hỏng do khuân vác đồ nặng thì mới tiến hành sơn nước thứ 2 để hoàn thiện cho toàn bộ công trình.
+ Thông thường khi sơn lại nhà sẽ không cần trét lại bột. Tuy nhiên nếu có một số vị trí tường cũ không bằng phẳng hay bị nứt lớn thì có thể phải trét dặm để lấy lại bề mặt phẳng.
+ Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc hay bị ngấm ẩm thì phải xả bỏ lớp bột cũ, để khô tường rồi làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.
Trên đây là quy trình quét sơn tường nhà đúng chuẩn do tongkhoson.com - đơn vị sơn nhà chuyên nghiệp chia sẻ. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu thêm như thế nào là quy trình quét sơn tường nhà đúng chuẩn để mang lại một không gian đạt chuẩn về cả tính năng và thẩm mỹ.
Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình thi công sơn nhà. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ cho tongkhoson.com để được tư vấn thật chi tiết. Hãy nhớ! Tất cả sự tư vấn của chúng tôi dành cho bạn là hoàn toàn miễn phí.