Nguyên nhân khiến tường ngoài bị thấm


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Tư vấn chống thấm

 

Thấm dột là một trong những vấn đề mà không ít chủ nhà phải đau đầu, phần vì tìm kiếm các đơn vị thi công uy tín, phần vì chi phí cho quy trình sửa chữa sẽ phát sinh không ít.

Đặc biệt tường ngoài là một trong những bộ phận chịu tác động trực tiếp nhất và dễ dàng lây lan tình trạng thấm sang các khu vực khác của ngôi nhà.

Nguyên nhân tường bị thấm nước chủ yếu do đâu và cần giải pháp chống thấm nào để giải quyết tận gốc vấn đề này?

 

I. Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước

Nếu nói về những nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước thì có rất nhiều và đa dạng từ khách quan cho đến chủ quan. Hãy xem thử với những nguyên nhân phổ biến khiến dưới đây thì nhà bạn đang mắc phải điều nào:

  • Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm.
  • Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
  • Tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt khi vào mùa mưa tình trạng này lại diễn ra trầm trọng hơn. 
  • Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.
  • Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Dù là nguyên nhân nào đi nữa, nếu nhà bạn đã xuất hiện những dấu hiệu tường bị thấm dột thì cũng đã đến lúc bạn nên thực hiện công tác chống thấm bằng những giải pháp triệt để nhất.

II. Giải pháp ngăn thấm nước cho tường nhà

Ngăn thấm nước tường nhà có nhiều cách, tùy theo từng loại tường nhà cụ thể để có thể đưa ra một số phương pháp hiệu quả nhất. Trước khi bắt tay vào tiến hành công tác ngắn thấm nước, bạn phải hiểu rõ tình trạng tường nhà đang mắc phải ra sao để lựa chọn phương án chống thấm tốt nhất.

1. Đối với tường nhà cũ

Với tường nhà cũ, nguyên nhân tường bị thấm nước chủ yếu do xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như bong tróc, rạn nứt… Tức là lúc này tường đã bị thấm bên trong nhiều, đối với những công trình này cần phải thực hiện các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí xảy ra thấm dột
  • Bước 2: Sau khi tìm được nguồn thấm, cần xử lý triệt để những vị trí này để để tránh gây thấm trở lại.
  • Bước 3: Xử lý tường ngoài bị thấm: cạo bỏ các lớp sơn cũ, lớp bột trét sắp bị bong tróc, sau đó phủ lại toàn bộ bề mặt bằng lớp chống thấm chuyên dụng như KOVA CT-11A  tường
  • Bước 4: Sau khi phủ các lớp ngăn thấm nước xong, có thể thực hiện giai đoạn tiếp theo như sơn phủ trang trí hoặc lót gạch lại.

Lưu ý: Đối với công trình đã xuống cấp và xuất hiện nhiều vết nứt thì công việc đầu tiên trước khi thực hiện ngăn chặn thấm dột cần làm sạch và mịn các mảng tường bằng giấy nhám. Sau đó, cải tạo lại tường bằng cách trám đầy các kẽ hở bằng vữa xi măng và bột chuyên dụng rồi mới thực hiện phủ lớp ngăn thấm nước.

2. Đối với tường đang thi công

Với tường nhà cũ, nguyên nhân tường bị thấm dột chủ yếu do xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như bong tróc, rạn nứt… Tức là lúc này tường đã bị thấm bên trong nhiều, đối với những công trình này cần phải thực hiện các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Sử dụng phụ gia CT-11B trộn vào vữa xi măng, bê tông xây kết cấu để giảm khả năng rạn nứt, giúp kết cấu nhanh ổn định và giảm bớt sự thấm.
  • Bước 2: Sử dụng chất chống thấm tường ngoài CT-11A bằng cách trộn với xi măng : nước theo tỉ lệ 1:1:0.5 tạo thành hỗn hợp. Sau đó phủ 2-3 lớp hỗn hợp lên lớp vữa xi măng, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
  • Bước 3: Để tăng độ bảo vệ và trang trí thêm cho bức tường, bạn nên phủ lên lớp sơn trang trí cuối cùng lên bề mặt tường, (có thể làm phẳng băng mastic, sơn lót trước) để thêm phần kiên cố cho lớp màng bảo vệ sâu từ trong ra ngoài. Nên sử dụng sơn có khả năng ngăn thấm nước và ngăn ngừa tia UV và các tác động khác từ môi trường bên ngoài.

Với những thông tin được chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đã được trang bị các kiến thức cơ bản về những nguyên nhân tường bị thấm nước và giải pháp ngăn chặn thấm nước triệt để. Hãy tiến hành thi công ngăn chặn tình trạng ẩm dột ngay từ đầu để bảo vệ tổ ấm và sức khỏe của chính bạn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

liên hệ: 0962.855.339

Bình luận bài viết: Nguyên nhân khiến tường ngoài bị thấm
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc