Cách xử lý chân tường bị muối hóa tốt nhất
Tường nhà bị muối hóa là hiện tượng thường gặp. Bề mặt chân tường bị bong chóc, ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và chất lượng, tuổi thọ của công trình. Đồng thời, tình trạng này cũng sẽ gây nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. Trong bài viết này, tongkhoson.com sẽ hướng dẫn các bạn Cách xử lý chân tường bị muối hóa tốt nhất!
I. Nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả của tình trạng chân tường bị muối hóa
1.1. Nguyên nhân chân tường bị muối hóa
Muối hoá là hiện tượng trên tường xuất hiện các mảng màu lấm tấm khác nhau có thể có màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Hiện tượng muối hoá thường xuất hiện ở khu vực chân tường, hay những nơi ẩm thấp như khe nứt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng, ...Hiện tượng tường nhà bị muối hóa hay còn gọi là hiện tượng nhiễm mặn tường nhà. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết các ngôi nhà. Đặc biệt, những ngôi nhà ở gần biển, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn và gay ra nhiều phiền toái cho chủ nhà.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chân tường bị muối hóa có thể kể tới như:
- Thi công sơn khi tường nhà còn ẩm, chưa đạt tiêu chuẩn khô bề mặt
- Tường có độ ẩm cao, hơi ẩm từ bên trong tường thoát ra ngoài mang theo muối có trong hồ vữa, bê tông.
- Không loại bỏ lớp muối hóa cũ trước khi sơn.
- Trong lúc thi công trộn vữa xi măng sử dụng nước lợ hoặc nước mặn để thi công.
- Vật liệu gạch không đảm bảo chất lượng. Gạch được làm từ đất bị nhiễm mặn, nung chưa đủ lửa.
- Tường nhà bị thấm dột dẫn đến ẩm mốc.
- Tường có vết rạn nứt, đưa nước và hơi ẩm vào bên trong tường.
- Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót kháng kiềm.
- Tay nghề thợ thi công sơn còn non, yếu, kỹ thuật kém.
1.2. Những dấu hiệu, hậu quả của tình trạng chân tường bị muối hóa
Tình trạng chân tường bị muối hóa có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu bề mặt tường có những dấu hiệu sau đây, thì nó có thể là tình trạng chân tường đang bị muối hóa, hư hại và xuống cấp. Hãy lưu ý đến những biểu hiện sau:
- Sơn chân tường bị bong chóc: Bề mặt sơn bị bong chóc, phồng rộp là dấu hiệu của tường bị muối hóa. Nó khiến cho tổng thể ngôi nhà mất giá trị thẩm mỹ và xuống cấp nhanh.
- Mọc nấm trắng trên bề mặt chân tường: Có thể nói đây là dấu hiệu cho thấy rõ nhất hiện tượng muối hóa tường nhà. Do gạch, tường nhà bị nhiễm mặn hay còn gọi muối hóa. Những vết trắng loang lổ, dày đặc li ti này nổi lên trên bề mặt tường nhà, đưa lên miệng nếm thử có vị mặn chát.
- Tường nhà bị nứt: đây là dấu hiệu cho thấy bề mặt tường đã bị muối hóa mức độ nghiêm trọng. Các vết nứt cần được phát hiện và khắc phục kịp thời. Vì nó có thể phát triển thành các vết nứt lớn hơn và ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.
II. Cách xử lý chân tường bị muối hóa tốt nhất
Bị muối hóa chân tường nhà gây ra nhiều ảnh hưởng cho ngôi nhà. Khiến không gian mất đi tính thẩm mỹ và kết cấu ngôi nhà cũng ảnh hưởng. Ngôi nhà sẽ bị xuống cấp, hư hại nhanh chóng nếu không khắc phục tình trạng muối hóa kịp thời.
Vậy Cách xử lý chân tường bị muối hóa tốt nhất là gì? Dưới đây, tongkhoson.com sẽ hướng dẫn các bạn các bước cụ thể để xử lý tình trạng muối hóa chân tường nhà nhé!
Bước 1: Vệ sinh, làm sạch lớp sơn cũ
- Sử dụng giấy nhám hoặc dụng cụ cạo sơn để làm sạch lớp bị muối hóa trên bề mặt tường nhà.
- Vệ sinh bề mặt tường nhà thật kỹ càng. Nếu lớp sơn tường đã bị phồng rộp, bong tróc, thì cần loại bỏ hoàn toàn lớp sơn đó.
Bước 2: Kiểm tra và lau khô bề mặt
- Kiểm tra xem bề mặt đã được vệ sinh sạch và đạt chuẩn hay chưa? Bề mặt chân tường cần phải được đảm bảo sạch, không còn bụi bẩn, tạp chất
- Sử dụng bột bả giúp làm bằng phẳng bề mặt thi công, loại bỏ các vết lồi lõm, khuyết tật bê tông.
- Nếu bề mặt tường nhà bị ẩm ướt, sử dụng khăn khô lau sạch bề mặt sau đó để cho tường thật khô ráo mới thi công tiết bước tiếp theo.
Bước 3: Thi công sơn lót chống kiềm
- Sử dụng con lăn sơn hoặc chổi quét thi công lớp sơn lót chống kiềm hoặc sơn lót chuyên dụng thích hợp.
- Thi công tối thiểu từ 1-2 lớp sơn, mỗi lớp sơn cần để khô hoàn toàn rồi mới thi công tiếp lớp sơn tiếp theo.
Bước 4: Thi công sơn phủ chống muối hóa
- Thi công lớp sơn phủ chống nấm mốc, muối hóa hoàn thiện cho bề mặt tường nhà.
- Nên thi công 2-3 lớp sơn giúp bảo vệ tốt hơn.
III. Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng muối hóa cho tường nhà
Trước khi tinh trạng muối hóa xảy ra, hãy phòng ngừa nó trước . Chủ nhà nên tham khảo các biện pháp ngăn ngừa sau để có bề mặt sơn bền đẹp với thời gian nhất nhé!
Biện pháp 1: Lựa chọn vật liệu thi công chất lượng tốt nhất cho ngôi nhà. Nên đặc biệt chú trọng đến chất lượng gạch và sơn tường. Gạch xây cần đảm bảo nung đủ lửa, không bị nhiễm mặn. Sơn nhà nên chọn những dòng sơn có khả năng kháng nước, kháng kiềm, sơn phủ chống nấm mốc hiệu quả.
Biện pháp 2: Sử dụng nước sạch cho quá trình trộn hồ, tráng sử dụng nước lợ, nước bị nhiễm mặn.
Biện pháp 3: Tiến hành xử lý triệt để những nguồn gây ẩm mốc.
Biện pháp 4: Nên để cho bề mặt tường nhà vôi vữa xi măng khô hoàn toàn từ 4-6 tuần cho hơi nước thoát ra. Khi tường có độ ẩm tiêu chuẩn đạt dưới 16%, bạn mới có thể thi công sơn hoàn thiện nhà.
Biện pháp 5: Thiết kế các quạt hút hơi ẩm tại những không gian thường xuyên bị ẩm thấp như: nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp…
Biện pháp 6: Thuê công nhân thi công sơn có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt.
Trên đây là thông tin về tình trạng chân tường bị muối hóa và Cách xử lý chân tường bị muối hóa tốt nhất. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho các bạn. Mọi thông tin tư vấn về sơn chống thấm,hãy liên hệ với Tongkhoson.com để được giải đáp hiệu quả nhé!