Sơn chống ăn mòn sắt thép kim loại chôn trong lòng đất


Trang chủ / 

Góc tư vấn

 / 

Tin tức về sơn

 

Hiện nay, việc bảo vệ kim loại được chú trọng hơn bao giờ hết bởi sự đóng góp to lớn của chúng trong các ngành công nghiệp của nước nhà. Tuy nhiên, đặc thù của kim loại sử dụng trong các lĩnh vực không giống nhau, do đó nó cũng yêu cầu mức bảo vệ không giống nhau. Bài toán đặt ra ở đây là đối với những loại kim loại đặc thù được chôn trong lòng đất thì phương án bảo vệ là gì? Hãy cùng tongkhoson.com tìm hiểu chi tiết dưới nội dung dưới đây.

I. Sơn chống ăn mòn sắt thép kim loại chôn trong lòng đất dùng loại nào?

Hiện nay, để chống rỉ chống ăn mòn cho sắt thép kim loại chôn trong đất hoặc chìm trong nước có 4 loại chính, có một số loại sơn với độ bền và tuổi thọ cao được ứng dụng nhiều bao gồm:

  • Sử dụng sơn cao su clo hóa sơn lên bề mặt ray goong chôn trong đất với chiều dầy của lớp sơn là 140(µm) – 160(µm)
  • Sử dụng sơn epoxy kẽm phốt phát sơn trên bề mặt thép tráng kẽm, nhôm, Inox, thép không rỉ.
  • Sử dụng sơn epoxy 2 thành phần trong đó thành phần đóng rắn bắt buộc phải sử dụng đóng rắn gốc Polyamine. Với độ dày lớp sơn là 60(µm).
  • Sử dụng sơn chống rỉ epoxy giàu kẽm. Với độ dầy lớp sơn là 60(µm)

Tổng kho sơn chống ăn mòn kim loại chôn trong đất

II. Phương án nào chống ăn mòn sắt thép kim loại chôn trong lòng đất tốt nhất?

Đối với việc chọn sản phẩm chống ăn mòn sắt thép kim loại trong lòng đất thì vấn đề đặt ra của khách hàng là mong muốn tìm ra một phương án tối ưu nhất cho công trình với:

  • Về mặt chất lượng
  • Về mặt kỹ thuật thi công
  • Về mặt giá thành sản phẩm

Vậy phương án nào là tốt nhất? Hãy lắng nghe ý kiến nhận định từ các chuyên gia của chúng tôi dưới đây:

Sơn chôn trong đất

1. Về kỹ thuật thi công sơn

Phương án thi công:

  • Dạng phun: Sử dụng máy phun sơn
  • Cọ/chổi sơn: Được đề nghị dùng cho công tác sơn dậm vá góc cạnh và diện tích nhỏ. Cẩn thận để đạt được chiều dày khô qui định.
  • Ru-lô/con lăn: Có thể sử dụng cho diện tích nhỏ. Không đề nghị dùng cho lớp chống rỉ đầu tiên. Cẩn thận để đạt được chiều dày khô qui định.

Tỷ lệ pha trộn (theo thể tích):

Không phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt, nhiệt độ tối thiểu của sơn sau khi pha trộn là 15°C. Khi nhiệt độ thấp, có thể cần thiết phải thêm chất pha loãng để đạt được độ nhớt thích hợp cho công tác thi công sơn. Thêm chất pha loãng sẽ làm giảm khả năng chống chảy sệ màng sơn và đóng rắn chậm. Nếu cần thiết phải pha loãng, chỉ pha sau khi đã pha trộn 2 thành phần sơn với nhau.

Thông thường sẽ pha trộn theo tỉ lệ là 6 : 4 ( Thành phần A là 6 + Thành phần B là 4)

Nếu khu vực thi công là khí hậu lạnh thì thợ thi công phải pha trộn theo tỷ lệ: 4:1 ( Thành phần A là 4 + Thành phần B là 1)

  • Dung môi pha loãng/vệ sinh theo dung môi đặc thù của nhà sản xuất.
  • Chú ý: Với máy phun sơn thì thợ thi công phải sử dụng
  • Cỡ béc phun (inch/1000): 19 - 25 inch
  • Áp lực tại đầu súng phun (tối thiểu): 150 bar/2100 psi

Sơn đường ống chôn trong đất

2. Giá thành sơn chống ăn mòn kim loại chôn trong đất

Trong 4 phương án trên thì giá thành của các loại sơn có sự chênh lệch không đáng kể. Giá thành sơn tỷ lên thuận với chất lượng sản phẩm. Giá sơn xếp theo thứ tự các sản phẩm trên theo giá và chất lượng như sau:

1. Sơn cao su clo hóa: Sơn Đại Bàng, sơn Durgo, sơn Sunday, sơn KCC, sơn Joton, Sơn Jotun, Sơn KCC, sơn Việt Nhật...v/v.

2. Sơn chống rỉ 2 thành phần gốc epoxy mastic đóng rắn bằng polyamine: Sơn Durgo, sơn Sunday, sơn KCC, sơn Joton, Sơn Jotun, Sơn KCC, sơn Việt Nhật...v/v.

3. Sơn epoxy kẽm phốt phát: Sơn Durgo, sơn Sunday, sơn KCC, sơn Joton, Sơn Jotun, Sơn KCC, sơn Việt Nhật...v/v.

4. Sơn chống rỉ epoxy dầu kẽm: Sơn Đại Bàng, sơn Durgo, sơn Sunday, sơn KCC, sơn Joton, Sơn Jotun, Sơn KCC, sơn Việt Nhật...v/v.

3. Về mặt chất lượng sản phẩm

Nếu nói về phương án bảo vệ tốt nhất, độ bền lâu nhất và đi kèm giá thành cao nhất là phương án (4) sử dụng sơn epoxy giàu kẽm.

Tóm lại: 

Đứng trên cương vị là các chuyên gia về sơn Tongkhoson.com xin đưa ra lời khuyên với khách hàng khi sử dụng sản phẩm sơn để chống ăn mòn kim loại chôn trong đất thì cả 4 phương án trên đều tốt. Tuy nhiên, nếu bạn có tiềm lực về tài chính, monng muốn một hiệu quả bảo vệ tốt nhất, tuổi thọ cao nhất thì phương án sử dụng sơn Epoxy giàu kẽm là giải pháp tối ưu nhất.

Bên cạnh 4 phương án kể trên thì người ta cũng sử dụng gốc Bitum để quét hay phun lên bề mặt sắt thép kim loại chôn trong đất. Tuy nhiên, phương án này chỉ mang tính chất đối phó mà không có hiệu quả lâu dài. Đây là phương án chỉ sử dụng để đối phó mà không thể bảo vệ lâu dài và tối ưu như 4 sản phẩm trên được bởi vì: Gốc Bitum (dầu thải hoặc nhựa đường) chỉ bảo vệ tức thì. Theo thời gian nó sẽ bị tách lớp – tách giữa lớp bitum và bề mặt sắt dẫn đến sắt thép chôn trong đất có độ ẩm sẽ bị rỉ sét.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cách chọn sơn chống ăn mòn sắt thép kim loại chôn trong lòng đất phù hợp mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, báo giá hay đặt hàng sơn chính hãng.

Bình luận bài viết: Sơn chống ăn mòn sắt thép kim loại chôn trong lòng đất
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc